Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Các loại rau xanh đậm rất ngon và bổ dưỡng, nhưng 2 đối tượng này cần cẩn trọng khi ăn kẻo khiến bệnh thêm nặng

Rau xanh đậm tuy bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhưng nó vẫn gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho 2 nhóm người, nên cần đặc biệt chú ý.

Những loại rau xanh đậm thường chứa nhiều vitamin B1, C, canxi, magiê, kali, caroten, lutein… là siêu thực phẩm trong mắt các chuyên gia dinh dưỡng. Tuy nhiên, dù nó có bổ dưỡng đến mấy cũng không phải cứ ăn nhiều là tốt cho sức khỏe. Điều quan trọng số lượng cần vừa phải, cơ thể mới hấp thu được những dưỡng chất có trong rau xanh. Đặc biệt, có 2 nhóm đối tượng cần phải chú ý khi tiêu thụ rau xanh đậm, đề phòng những bất trắc có thể xảy ra.

Người đang uống Thu*c chống đông máu

Bác sĩ Khưu Vạn Quân tại khoa Y dược Trung tâm Y tế Chimei, Đài Loan giải thích rằng, nhiều người bị rung nhĩ hoặc từng bị thuyên tắc phổi, thuyên tắc tĩnh mạch sâu sẽ dùng Thu*c chống đông máu. Thực chất loại Thu*c này sẽ gây ức chế vitamin K, có tác dụng kéo dài thời gian chống đông máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối.

Rau xanh đậm rất ngon và bổ dưỡng, nhưng 2 đối tượng này cần đặc biệt tránh nếu không muốn đột quỵ, nguy hiểm tới tính mạng - Ảnh 1.

Người đang uống Thu*c chống đông máu không nên tiêu thụ rau xanh đậm.

Thế nhưng, các loại rau xanh đậm như bông cải xanh, cải ngọt, cải bó xôi, măng tây, rau diếp… rất giàu vitamin K, nếu tiêu thụ sẽ loại bỏ tác dụng của Thu*c chống đông máu, có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hoặc làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Người mắc bệnh thận mãn tính

Nếu bạn là người có chức năng thận bình thường, việc ăn các loại rau xanh đậm với số lượng vừa phải về cơ bản sẽ không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên, do rau xanh đậm rất giàu ion kali, nên những người bị suy thận, bệnh thận mãn tính, bệnh nhân lọc máu nếu ăn nhiều loại rau này có thể sẽ gặp một số vấn đề về chuyển hóa ion. Theo bác sĩ, khi ion kali trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài, cần phải hạn chế việc đưa ion kali trong khẩu phần ăn vào cơ thể, nhằm giảm gánh nặng cho thận và tránh các biến chứng khác do tăng kali trong máu gây ra.

Rau xanh đậm rất ngon và bổ dưỡng, nhưng 2 đối tượng này cần đặc biệt tránh nếu không muốn đột quỵ, nguy hiểm tới tính mạng - Ảnh 2.

Đối với bệnh nhân bệnh thận mãn tính, trong khẩu phần ăn cần chú ý đến tổng lượng protein, phốt pho, kali. Những loại rau xanh đậm thường chứa nhiều canxi, magiê, kali nên được lưu ý, tránh tiêu thụ quá nhiều. Đặc biệt, không nên tiêu thụ thực phẩm giàu oxalat để ngăn ngừa sỏi thận.

Oxalat là hợp chất có sẵn tự nhiên trong nhiều loại rau xanh đậm. Các loại rau như cải bó xôi, cải xoăn, đậu bắp… chứa hàm lượng oxalat rất cao, người mắc bệnh thận cần lưu ý.

Tiêu thụ nhiều rau xanh đậm có thể gây sỏi thận, nhưng nếu uống ít nước quá cũng sẽ hình thành sỏi. Đối với những bệnh nhân bị sỏi thận, ngoài việc quan tâm hơn đến chế độ ăn uống, họ cũng nên chú ý đến việc bổ sung nước để tránh mắc các bệnh về sỏi thận.

Cần chú ý gì khi tiêu thụ rau xanh đậm?

Deepak l. bhtt, tổng biên tập của harvard heart letter cho biết, những người đang dùng Thu*c chống đông máu và người bị bệnh thận cần ăn rau xanh đậm ở mức độ được phép nếu muốn, nhưng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước.

Rau xanh đậm rất ngon và bổ dưỡng, nhưng 2 đối tượng này cần đặc biệt tránh nếu không muốn đột quỵ, nguy hiểm tới tính mạng - Ảnh 3.

Rau xanh đậm chứa rất nhiều vitamin K.

Các loại rau xanh đậm đều giàu vitamin K, đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn hình thành huyết khối. Warfarin (hay còn gọi là Coumadin) giúp ngăn ngừa các cục máu đông bằng cách chặn hoạt động của vitamin K. Do đó, điều quan trọng là bạn phải giữ mức vitamin K ổn định, warfarin cũng sẽ ổn định. Nếu mức warfarin quá thấp, bạn có nguy cơ bị đông máu, nếu quá cao sẽ gây xuất huyết.

Bên cạnh đó, khi tiêu thụ rau xanh đậm, nếu nhận thấy các triệu chứng đột quỵ xuất hiện như méo mặt, bất tỉnh, tê một bên tay chân, chảy máu không rõ nguyên nhân ở răng và đi tiểu, cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Theo TVBS, Commonhealth

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cac-loai-rau-xanh-dam-rat-ngon-va-bo-duong-nhung-2-doi-tuong-nay-can-can-trong-khi-an-keo-khien-benh-them-nang-20210325142412053.chn)

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY