Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Các loại Thuốc trị viêm da tiếp xúc và lưu ý khi dùng

Cần sử dụng các loại Thuốc trị viêm da tiếp xúc đúng theo chỉ định bác sĩ để kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh, tránh phát sinh rủi ro...

khi bị viêm da tiếp xúc, có thể dùng Thuốc bôi ngoài da kết hợp Thuốc uống để giúp kiểm soát nhanh triệu chứng. bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh cùng các yếu tố liên quan khác để kê toa Thuốc phù hợp. tất cả các Thuốc trị viêm da tiếp xúc đều phải dùng đúng chỉ định để phát huy tốt tác dụng và ngăn ngừa những rủi ro phát sinh.

Các loại Thuốc bôi trị bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da gặp tổn thương sau khi tiếp xúc với các chất kích ứng/ dị ứng. với trường hợp nhẹ, tổn thương da chỉ gây ngứa âm ỉ và có thể tự thuyên giảm sau khi được vệ sinh và chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, với các trường hợp tổn thương da có phạm vi rộng, ngứa ngáy nhiều thì có thể sử dụng các loại Thuốc bôi ngoài da để hỗ trợ kiểm soát. dùng Thuốc bôi được cho là phương án chính trong điều trị viêm da tiếp xúc. nhóm Thuốc này có thể được chỉ định cho các trường hợp tổn thương da từ nhẹ cho đến nặng.

Thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc sẽ có tác dụng làm sạch da, giảm ngứa ngáy, sưng viêm và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. tùy thuộc vào mức độ tổn thương da cùng triệu chứng đi kèm và khả năng đáp ứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại Thuốc bôi thích hợp.

Dưới đây là một số loại Thuốc bôi ngoài da được dùng phổ biến trong điều trị viêm da tiếp xúc:

1. Dung dịch hồ nước trị viêm da tiếp xúc

Loại Thuốc bôi ngoài da này được chỉ định trong giai đoạn các tổn thương trên da vừa mới bùng phát. Những thành phần chính trong hồ nước như Talc, Glycerin và Kẽm oxyd có tác dụng sát trùng nhẹ, làm dịu da, săn da.

Trước khi bôi Thuốc cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ bằng dung dịch nước muối S*nh l*. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm kích hoạt tại vùng da bị Thuốc che phủ.

Với loại Thuốc này, bác sĩ thường chỉ định bôi khoảng từ 1 – 2 lần mỗi ngày. hồ nước chống chỉ định với đối tượng bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong Thuốc. đồng thời không dùng trong trường hợp bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

2. Kem làm mềm da chữa viêm da tiếp xúc

Trong trường hợp tổn thương da có biểu hiện khô ráp, nứt nẻ và bị bong tróc nhiều thì bác sĩ có thể chỉ định các loại kem làm mềm da để hỗ trợ điều trị. Các loại được sử dụng có thể bao gồm:

    Kem dưỡng có chứa vitamin E: Loại kem này có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm và làm dịu da rất hiệu quả. Các loại kem dưỡng chứa vitamin E thường được dùng trong trường hợp tổn thương da đã đóng mài, khô ráp, bong tróc và gây ngứa.
  • Physiogel cream: Loại kem bôi da này cũng có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Physiogel cream có chứa thành phần như Palmitamide MEA giúp giữ ẩm da, giảm khô ngứa và làm dày lớp màng lipid bảo vệ da. Còn Methylbenzylidene Camphor, Zinc oxide, Methoxycinnamate lại giúp bảo vệ da khỏi tác động của các tia UVA, UVB có trong ánh sáng mặt trời.
  • Lactcare-HC Lotion 1%: Có chứa các thành phần chính là Lactic acid 5% và Sodium pyrrolidone carboxylate 1%. Lactcare-HC Lotion 1% giúp làm giảm khô ráp và bong tróc da, đồng thời giữ ẩm và làm mềm da rất tốt.

3. Thuốc tím chữa viêm da tiếp xúc

Nếu các tổn thương trên da bị tiết nhiều dịch và có nhiễm khuẩn thì bác sĩ có thể người bệnh dùng Thuốc tím. Thành phần kali permanganate trong Thuốc tím có tác dụng diệt khuẩn nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh.

Thuốc tím được sử dụng bằng cách thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương hoặc cũng có thể dùng theo cách pha nước tắm để sát khuẩn và làm săn da. Khi thoa Thuốc, tuyệt đối không băng kín vùng da được che phủ.

Loại Thuốc này có màu tím than hay tím nâu rất đặc trưng. Chính vì thế khi sử dụng cần tránh để Thuốc dính vào quần áo hay giày dép.

4. Chữa viêm da tiếp xúc bằng Thuốc bôi có corticoid

Corticoid là hoạt chất có tác dụng chống viêm và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do phản ứng viêm gây ra. Corticoid hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, tương tự như hormone cortisol được bài tiết ở tuyến thượng thận.

Nhóm Thuốc này thường được bác sĩ chỉ định khi tổn thương do viêm da tiếp xúc đã khô và đóng mài. tuyệt đối không dùng khi tổn thương mới bùng phát, bởi có thể gây chảy dịch, trợt loét và chậm lành.

Dưới đây là một số Thuốc bôi chứa corticoid được dùng phổ biến trong điều trị viêm da tiếp xúc:

    Gentrison: Loại Thuốc này có chứa hoạt chất chính là corticoid – Betamethason dipropionate. Cùng các hoạt chất khác như Clotrimazole và Gentamicin sulfate. Có thể dùng khi tổn thương da sưng viêm, khô ráp, dày sừng hay ngay cả khi có bội nhiễm kích hoạt.
  • Diprosone: Hoạt chất Betamethasone dipropionate có trong Thuốc Diprosone chính là một dẫn xuất tổng hợp của corticoid. Thuốc được ưu tiên chỉ định với các trường hợp viêm nhiễm còn ở mức độ nhẹ, tổn thương da chưa có bội nhiễm.
  • Eumovate: Hoạt chất Clobetasol butyrate trong Thuốc Eumovate có đặc tính chống viêm mạnh theo cơ chế ức chế tổng hợp thành phần trung gian kích hoạt phản ứng viêm. Thuốc này chỉ được dùng khi bị sưng viêm nhẹ hay không đáp ứng với các loại Thuốc chứa dẫn xuất corticoid khác.

Tất cả các Thuốc có chứa thành phần dẫn xuất corticoid chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Việc lạm dụng, dùng kéo dài có thể gây mỏng da, teo da, giãn mạch hay làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời.

5. Thuốc kháng sinh tại chỗ trị viêm da tiếp xúc

Nhóm Thuốc này thường đáp ứng tốt trong trường hợp có xuất hiện nhiễm khuẩn. bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại Thuốc bôi có chứa các hoạt chất kháng sinh, bao gồm:

    Bactroban ointment: Loại Thuốc này có chứa thành phần chính là Mupirocin acid có tác dụng với một số chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng. Điển hình như E. coli, Haemophilus influenzae, chủng kháng methicilline, tụ cầu khuẩn và một số vi khuẩn thuộc nhóm Streptococcus.
  • Fusidicort: Thành phần kháng sinh Fusidic acid có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp. Ví dụ như vi khuẩn gram âm, tụ cầu khuẩn hay chủng kháng penicillinase.

Với Thuốc kháng sinh tại chỗ, cần dùng đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ chỉ định. Dùng sai liều hay ngưng Thuốc sớm có thể sẽ khiến vi khuẩn tái hoạt động, gây bội nhiễm trở lại.

Ngoài những loại Thuốc bôi được đề cập trên đây, bác sĩ còn có thể chỉ định một vài Thuốc khác để điều trị viêm da tiếp xúc. trong đó Thuốc bạt sừng có chứa salicylic acid hay Thuốc ức chế calcineurin là những ví dụ điển hình nhất.

Bị viêm da tiếp xúc nên uống Thuốc gì?

Trong trường hợp tổn thương da có mức độ nặng nề và lan tỏa trên diện rộng. Kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy dữ dội hay đau rát nhiều thì bác sĩ có thể chỉ định Thuốc uống kết hợp với Thuốc bôi. So với Thuốc dạng bôi thì Thuốc uống thường tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tác dụng phụ và tình huống rủi ro cao hơn.

Dưới đây là các loại Thuốc uống được dùng phổ biến trong kiểm soát bệnh viêm da tiếp xúc.

1. Thuốc kháng Histamine H1 trị viêm da tiếp xúc

Nhóm Thuốc này thường được chỉ định khi bệnh viêm da tiếp xúc gây ngứa ngáy nhiều và có dấu hiệu lan tỏa nhanh. Thuốc kháng histamine h1 sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng cơ năng, đồng thời hỗ trợ làm giảm khả năng lan tỏa tổn thương da.

Các Thuốc kháng Histamine H1 được dùng phổ biến nhất trong điều trị viêm da tiếp xúc bao gồm:

    Clorpheniramine

Nhóm Thuốc này được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là tương đối an toàn và có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, các Thuốc kháng Histamine H1 thế hệ 1 có thể vẫn sẽ gây ra một số tác dụng ngoại ý khi sử dụng. Thường gặp nhất là gây buồn ngủ và làm giảm mức độ tập trung.

2. Khi bị viêm da tiếp xúc có thể dùng Thuốc giảm đau

Các loại Thuốc giảm đau có thể được bác sĩ yêu cầu sử dụng trong trường hợp tổn thương da bị phù nề, gây đau nghiêm trọng. ngoài ra, nhóm Thuốc này cũng có thể được chỉ định khi viêm da tiếp xúc bội nhiễm làm tăng thân nhiệt và gây đau nhức cơ thể.

Paracetamol chính là loại Thuốc giảm đau hiện đang được dùng phổ biến nhất cho hầu hết trường hợp. Thuốc có tác dụng hạ sốt rất nhanh và đáp ứng tốt với các cơn đau có mức độ từ nhẹ cho tới trung bình.

Loại Thuốc này được chuyển hóa chủ yếu qua gan nên bạn cần hạn chế bia rượu hay dùng kết hợp với các loại Thuốc gây độc cho gan khi sử dụng paracetamol. đồng thời tuyệt đối không dùng khi quá mẫn với các thành phần trong Thuốc, gặp vấn đề về gan, thiếu hụt men g6pd hay có tiền sử nghiện rượu.

3. Thuốc chống viêm chữa viêm da tiếp xúc

Nhóm Thuốc này có thể được cân nhắc chỉ định khi tổn thương da do viêm da tiếp xúc gây sưng viêm và phù nề. tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Thuốc chống viêm non-steroid hay Thuốc chống viêm có steroid có thể đáp ứng.

    Thuốc chống viêm non-steroid:

Đây là lựa chọn thường được ưu tiên khi bệnh viêm da tiếp xúc gây sưng viêm, phù nề. Thuốc chống viêm non-steroid có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp các thành phần trung gian kích hoạt phản ứng viêm. nhờ vào cơ chế tác động tới cylclooxygenase 1 và 2..

Ibuprofen, diclofenac, naproxen và meloxicam là những Thuốc được dùng phổ biến trong điều trị viêm da tiếp xúc. tuyệt đối không dùng cho người bị suy giảm chức năng gan thận, người có tiền sử bị xuất huyết dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển.

    Thuốc chống viêm có steroid:

Nhóm Thuốc này còn có tên gọi phổ biến khác là costeroid đường uống. Có tác dụng chống viêm và chống dị ứng rất tốt nhờ ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Thuốc chống viêm có steroid rất dễ gây tác dụng phụ nên sẽ chỉ được cân nhắc khi tổn thương da bị phù nề và sưng viêm nặng. Tuyệt đối không dùng cho đối tượng quá mẫn với corticoid, người vừa tiêm vaccine chứa virus sống hay vùng da bị tổn thương do virus kích hoạt bội nhiễm.

4. Thuốc kháng sinh toàn thân trị viêm da tiếp xúc

Trong trường hợp viêm da tiếp xúc kích hoạt bội nhiễm ở mức độ nặng nề hay trên diện rộng thì Thuốc kháng sinh toàn thân thường sẽ được bác sĩ chỉ định. đặc biệt có thể đáp ứng tốt khi bội nhiễm xuất hiện do các chủng vi khuẩn nhạy cảm.

Penicillin và cephalosporin là hai nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm. dựa vào chủng vi khuẩn gây bệnh, mức độ nhiễm khuẩn và khả năng đáp ứng của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh phù hợp.

Khi sử dụng kháng sinh đường uống cần dùng đều đặn, đủ liều theo chỉ định bác sĩ để tránh nguy cơ vi khuẩn gây bệnh kháng kháng sinh. Ngoài ra nên chú ý uống nhiều nước, bổ sung probiotic để giảm nguy cơ bị viêm đại tràng giả mạc.

5. Bị viêm da tiếp xúc nên dùng viên uống bổ sung

Bác sĩ có thể kê toa một số loại viên uống bổ sung trong trường hợp bị viêm da tiếp xúc mãn tính nếu không có chống chỉ định. nhóm Thuốc này có tác dụng giúp nâng cao thể trạng và sức đề kháng. nhờ đó có thể làm giảm mức độ nhạy cảm của hệ thống miễn dịch, đồng thời hạn chế nguy cơ tái bùng phát bệnh viêm da tiếp xúc. viên uống bổ sung kẽm, vitamin a, c, e là những loại thông dụng nhất.

Những lưu ý khi dùng Thuốc trị bệnh viêm da tiếp xúc

Các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xuscv thường có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng sau khi dùng Thuốc. để đảm bảo hiệu quả điều trị và ngăn ngừa nguy cơ phát sinh các rủi ro ngoại ý trong quá trình dùng Thuốc, cần chú ý đến các vấn đề sau:

    Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất cũng như thời gian sử dụng Thuốc, kể cả Thuốc bôi và Thuốc uống.

Việc dùng Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc có hiệu quả nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. chỉ cần bạn sử dụng đúng cách, tuân thủ chỉ định từ bác sĩ và chăm sóc tốt thì tổn thương da sẽ nhanh chóng được kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm:

    Cách chăm sóc và chữa viêm da tiếp xúc tại nhà

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cac-loai-thuoc-tri-viem-da-tiep-xuc)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thiên hoa phấn là tên dược liệu (Thuốc) của rễ cây qua lâu còn có tên là dưa trời, dây bạc bắt, có tên khoa học là Trichosanthes kirilowi Maxim, thuộc họ bầu bí - Curcurbitaceae.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY