Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Các loại Thuốc uống và Thuốc bôi thường dùng để điều trị chốc lở

Hiện nay có nhiều loại Thuốc điều trị bệnh chốc lở nhưng để sử dụng hiệu quả bạn cần nắm rõ những thông tin về chúng. Hãy tham khảo ngay bài viết để hiểu rõ

chốc lở thường xảy ra ở trẻ nhỏ và là một bệnh về da dễ lây lan, gây đau và có thể để lại sẹo vĩnh viễn. chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát chốc lở bằng cách sử dụng Thuốc uống và Thuốc bôi để điều trị tại chỗ.

I. Bạn biết gì về bệnh chốc lở?

Chốc lở là một bệnh ngoài da do sự xâm nhập và gây nhiễm trùng của cầu khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus. Bệnh có khả năng lây lan và có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể (kể cả ở miệng, bàn tay, bàn chân, mũi). Khi bị chốc lở, làn da của người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

    Các vết loét đỏ và mụn nước xuất hiện thành những cụm tập trung trên da.

Bệnh chốc lở thường xảy ra ở trẻ em (đặc biệt là trẻ từ 2-5 tuổi), nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. một điều may mắn là bệnh có thể khỏi sau từ 10 – 14 ngày nếu được điều trị đúng cách.

II. Thuốc uống và Thuốc bôi dùng để điều trị chốc lở

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chốc lở bằng cách quan sát vết thương của bệnh nhân để có thể xác định được đó có phải là biểu hiện đặc trưng của bệnh hay không. để chính xác hơn, bác sĩ sẽ lấy một ít chất lỏng từ vết loét và đem đi thử nghiệm, cùng với xét nghiệm máu và nước tiểu.

Chốc lở có thể được điều trị dứt điểm bằng Thuốc bôi tại chỗ, trường hợp nặng hơn thì cần kết hợp dùng Thuốc bôi và uống kháng sinh toàn thân.

1. Sử dụng Thuốc kháng sinh toàn thân để trị chốc lở

Đối với phương pháp dùng Thuốc toàn thân thì các bác sĩ thường sẽ chọn cho bệnh nhân những nhóm kháng sinh có khả năng tác động đến nhóm vi khuẩn gram dương (+) như oxacillin, cloxacillin hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1-2 như cephalexin. khi sử dụng các loại Thuốc kháng sinh này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

    Oxacicllin

Đây là kháng sinh thuộc nhóm isoxazolyn penicillin, có công dụng ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn (kể cả tụ cầu khuẩn có tiết men penicillinase). chính vì vậy mà hiệu quả của Thuốc trong việc điều trị tụ cầu được đánh giá tương đối tốt. oxacillin hấp thụ tốt hơn khi đói, do đó người bệnh nên uống Thuốc trước khi ăn khoảng 1h đồng hồ.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng da, ngứa ngáy, nổi ban đỏ, sốt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy. Trong quá trình dùng Oxacillin, cần tránh uống đồng thời với Thuốc Tr*nh th*i và Thuốc nhóm Tetracyclin, tương tác Thuốc sẽ làm giảm hiệu lực của các hoạt chất.

    Cloxacillin

Cũng là một kháng sinh thuộc nhóm Penicillin, Thuốc có khả năng diệt khuẩn, diệt tụ cầu kể cả tụ cầu tiết Penicillinase. Thuốc chống chỉ định với trẻ sơ sinh, người bị suy thận nặng, suy gan, phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú, người bị dị ứng với Cephalosporin.

Lưu ý không dùng Thuốc song song với Aminoglycosid và Probenecid vì sẽ làm thay đổi hoạt động của Thuốc và làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ. Theo đó, Cloxacillin có thể mang đến những tác dụng phụ như nổi mề đay, dị ứng da, sốt, đau khớp, phù mạch, tiêu chảy, tổn thương thận, viêm tĩnh mạch. Cũng như Oxacillin, loại kháng sinh này cần dùng trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ để cơ thể hấp thụ được tốt nhất.

    Các Thuốc khác thuộc nhóm cephalosporin thế hệ I, II

Nhóm Thuốc này cũng có hiệu quả điều trị tụ cầu và vi khuẩn gram (+) như 2 loại kháng sinh ở trên. trong đó, cephalexin thuộc nhóm cephalosporin thế hệ i có công dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp tế bào vi khuẩn.

Người bệnh cần hết sức thận trọng khi dùng nhóm Thuốc này đối với người bị suy thận, đồng thời không kết hợp với các Thuốc gây độc cho thận như nhóm kháng sinh Aminoglycosid và Thuốc lợi tiểu mạnh. Thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như viêm gan, buồn nôn, nổi mề đay, dị ứng, viêm gan, viêm thận kẽ, vàng da ứ mật…

2. Trị chốc lở bằng các loại Thuốc bôi tại chỗ

Song song với việc sử dụng Thuốc kháng sinh dạng uống ở trên, chốc lở sẽ mau chóng được điều trị dứt điểm nếu bệnh nhân được bôi một số loại Thuốc tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ. và đối với các bệnh ngoài da thì việc chọn được loại Thuốc bôi kháng khuẩn là một việc hết sức cần thiết. dưới đây là các loại Thuốc bôi tại chỗ được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chốc lở:

    Thuốc màu Castellani

Thông thường, các bác sĩ sẽ đề cử cho bệnh nhân sử dụng một số tên Thuốc có khả năng kháng khuẩn tại chỗ như: dung dịch Thuốc màu milian và castellani. theo đó, castellani được khuyến cáo dùng cho người lớn vì sẽ gây đau rát đối với trẻ em. dung dịch bôi này thường được dùng để sát khuẩn trong trường hợp những tổn thương do chốc lở gây ra chỉ mới dừng lại ở mức nhẹ (mụn nước mới mọc, bọng nước vừa bị vỡ).

Thuốc cần được bôi ngày 1-2 lần với lượng vừa đủ phủ kín bề mặt vết chốc lở. Ưu điểm của nó là có khả năng kháng khuẩn rất cao, mau chóng làm khô bề mặt nhưng lại có nhược điểm là sẽ để lại màu xanh trên da, khó chùi rửa.

    Thuốc mỡ (có kháng sinh)

Một loại Thuốc bôi thường được dùng khi bị chốc lở là Thuốc mỡ có kháng sinh hoặc có chất diệt khuẩn như gentamycin, neomycin, mupirocin, và acid fusidic.

Người bệnh lưu ý dùng Thuốc từ 1-2 lần/ ngày, mỗi lần bôi chỉ lấy lượng vừa đủ phủ kín bề mặt vết thương. trường hợp nên dùng Thuốc mỡ là ở bệnh chốc lở do tụ cầu kháng methicillin gây ra, ngược lại thì các tổn thương ướt và chảy dịch nhiều thì không nên sử dụng.

Đối với Thuốc mỡ/ cream có kháng sinh và cả corticoid dạng nhẹ và trung bình như fucidin h, fucicort, neocortef thì có thể dùng trong giai đoạn chốc lở nặng hơn. tuy nhiên, bệnh nhân cần thận trọng khi bôi Thuốc vì nó sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như teo da, giãn mạch. do vậy mà dạng Thuốc mỡ này không được sử dụng ở diện rộng, vùng da mỏng, nhiều nếp gấp và không được dùng lâu dài.

    Thuốc tím

Thuốc tím có thành phần kháng khuẩn rất cao, lại có thể phù hợp với hầu hết đối tượng do tính an toàn khá cao của nó. Để sử dụng Thuốc tím trị chốc lở, người bệnh chỉ cần pha loãng Thuốc tím với tỉ lệ 1/10.000 với nước. Tắm vùng da bị tổn thương và các vùng lân cận bằng Thuốc tím sẽ nhanh chóng làm khô bề mặt da, giúp da ngưng chảy dịch vàng và ngăn ngừa lây lan.

Song song với việc sử dụng các loại Thuốc kháng sinh và Thuốc bôi ngoài da, bệnh nhân cần lưu ý không để các mụn nước bị vỡ quá nhiều, không dùng tay cậy vảy da ra và cần giữ da luôn trong trạng thái sạch sẽ nhất.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các loại Thuốc bôi và Thuốc uống thường dùng để điều trị bệnh chốc lở, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu. vì những thông tin ở trên chỉ mang tính tham khảo và thuocdantoc.vn không đưa ra bất cứ lời khuyên nào về điều trị bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cac-loai-thuoc-uong-va-thuoc-boi-thuong-dung-de-dieu-tri-choc-lo)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY