Ẩm thực hôm nay

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết

Cỗ Tết thường nhiều thịt, dầu mỡ nên những món dưa góp chống ngán chính là cách giải quyết tuyệt vời.

Ngày tết sắp đến, các món ngon ngày tết thường rất nhiều đạm và dầu mỡ vì thế không thể nào thiếu "người bạn song hành" là các món dưa góp ăn kèm. ngoài những món dưa góp đã rất quen thuộc bạn cũng có thể biến tấu một chút để thay đổi hương vị của món ăn, giúp cả gia đình và khách khứa vừa thấy lạ miệng và hấp dẫn hơn đấy.


1. Dưa giá kiểu Huế

Mỗi vùng miền có cách làm dưa giá riêng, Tết này bạn hãy cùng thử làm dưa giá kiểu Huế này nhé, đơn giản và thơm ngon cực kì. Dưa giá phải có màu trắng đẹp, có vị chua và mùi thơm của dưa. Nếu không dùng hết thì bảo quản dưa ở trong tủ lạnh để tránh làm dưa bị quá chua. Dưa giá là món ăn kèm không thể thiếu khi ăn kèm cùng thịt luộc hoặc thịt heo quay ở Huế.

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 2.

>> Xem cách làm chi tiết tại đây" data-rel="follow">>>> Xem cách làm chi tiết tại đây


2. Dưa chuột bao tử muối chua

Món dưa chuột bao tử muối rất đơn giản, nguyên liệu lại dễ tìm. Vi chua, ngọt, giòn hấp dẫn của dưa bao tử muối sẽ góp phần làm cho bữa cơm gia đình bạn thêm ngon miệng. Để tránh nước dưa muối bị chua nhanh và muốn ăn lâu hơn thì khi dưa muối đạt yêu cầu sẽ cho lọ dưa muối vào ngăn mát tủ lạnh, có thể dùng trong 1 tuần.

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 4.

>> Xem cách làm chi tiết tại đây" data-rel="follow">>>> Xem cách làm chi tiết tại đây


3. Củ kiệu ngâm chanh dây

Mùa Tết năm nay đừng ngần ngại thử món củ kiệu ngâm chanh dây cho gia đình và người thân thưởng thức nhé. Củ kiệu là món ăn kèm nhưng lại là "linh hồn" của mâm cỗ ngày Tết. Thông thường củ kiệu ngâm với giấm sẽ có vị chua hắc nhưng với cách dùng chanh dây này bạn sẽ cảm nhận vị ngọt và chua thanh nhẹ, giúp kích thích vị giác đồng thời hỗ trợ tiêu hóa.

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 6.

>> Xem cách làm chi tiết tại đây" data-rel="follow">>>> Xem cách làm chi tiết tại đây


4. Củ cải muối vàng

Thay vì tốn thời gian cho các món dưa kiệu, nay bạn có thể làm món củ cải ngâm muối kiểu Hàn Quốc này vừa để đổi vị chống ngán lại thực hiện rất nhanh gọn. Củ cải muối chua ngọt có màu vàng từ bột nghệ thật đẹp lại thơm thơm mùi tiêu và lá quế rất đặc biệt từ xứ Hàn. Tuy là món đặc trưng của Hàn Quốc nhưng lại rất dễ kết hợp với các món ăn của người Việt. Bạn hãy lưu lại công thức để dù cận Tết bạn cũng có thể làm một món dưa chua ngọt thật ngon cho cả nhà!

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 8.

>> Xem cách làm chi tiết tại đây" data-rel="follow">>>> Xem cách làm chi tiết tại đây


5. Rau cần muối xổi

Rau cần chua giòn khi kết hợp với rau răm lại thơm thơm rất kích thích vị giác. Rau cần muối xổi ăn kèm thịt đông, thịt kho hay cá kho rất ngon tuy nhiên món dưa này không để được lâu nên bạn không nên muối nhiều quá và chỉ nên sử dụng trong 3-4 ngày thôi nhé!

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 10.

>> Xem cách làm chi tiết tại đây" data-rel="follow"> >>> Xem cách làm chi tiết tại đây


6. Rau củ ngâm chua ngọt

Tới những ngày cuối cùng của năm mà bận rộn chưa kịp muối dưa hành thì bạn có thể làm một hũ rau củ ngâm chua ngọt. Bạn chỉ cần ngâm 1 ngày là có thể ăn được rồi. Các loại rau củ giòn giòn thấm vị chua ngọt, vị thơm của hành tím. Đây sẽ là món ăn kèm không thể thiếu trong những mâm cơm ngày Tết.

Các món dưa góp lạ mà quen bạn cần làm sớm để ăn chống ngán cỗ Tết - Ảnh 12.

>> Xem cách làm chi tiết tại đây" data-rel="follow"> >>> Xem cách làm chi tiết tại đây


Những lưu ý quan trọng khi chế biến các món dưa góp:

- Trước tiên bạn cần đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu an toàn, các nguyên liệu đều phải rửa sạch, để ráo nước hoàn toàn, cũng có thể phơi qua dưới nắng cho hơi héo, khi muối chua sẽ giòn và ngon hơn. Việc ráo nước rất quan trọng để lúc muối dưa không bị lên màng.

- các đồ đựng như hũ thủy tinh, tô cũng phải được tiệt trùng với nước nóng, sau đó để khô hoàn toàn trước khi cho dưa góp vào muối.

- nên để hũ dưa góp ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. sau khi dưa đã chua thì cần cho vào ngăn mát tủ lạnh để tránh quá trình lên men, khiến dưa bị chua hơn mong muốn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cac-mon-dua-gop-la-ma-quen-ban-can-lam-som-de-an-chong-ngan-co-tet-2021012717371414.chn)
Từ khóa: dưa góp

Chủ đề liên quan:

cần làm cỗ tết dưa góp món dưa

Tin cùng nội dung

  • Dịch sốt xuất huyết đang tới giai đoạn cao điểm, bạn càng cần tăng cường bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc căn bệnh này.
  • 7 bệnh tim mạch thường gặp hiện nay là gì? Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán bệnh? Phương pháp điều trị nào mới nhất? Để hiểu rõ các vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi phần hướng dẫn của ThS.BS Đoàn Vĩnh Bình - Tổ trưởng Tổ tim mạch - khoa Nội - Bệnh viện Gia An 115.
  • Mangyte ơi, mấy ngày nay thời tiết nắng nóng quá. Đi ngoài đường hay ngồi trong nhà đều nắng hắt chịu không nổi.
  • Trong những ngày nắng nóng, người bệnh tim dễ mệt. Theo phản ứng của cơ thể để tự làm mát, tim phải đập nhanh hơn và làm việc nhiều hơn để cung cấp máu đến bề mặt da, giúp hỗ trợ việc điều tiết mồ hôi, làm mát cơ thể.
  • Tết là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn viên, sum họp. Vì thế, nhiều món ăn sẽ được chế biến như: Thịt nấu đông, gà, bò, giò, bánh chưng, dưa hành... để mọi người quây quần, thưởng thức. Vậy, người bị tăng huyết áp nên ăn và làm gì trong những ngày Tết để kiểm soát bệnh.
  • Tôi có bệnh tiểu đường và bệnh tim. Gần đây, huyết áp không ổn định. Thỉnh thoảng thấp, khoảng 90/50, hay bị choáng và cảm giác như muốn lịm đi. Xin hỏi trong tình huống đó, tôi cần làm gì?
  • Bố em 51 tuổi, bị tiểu đường. Gần đây da mặt bố em vàng sạm, mắt cũng hơi vàng kèm ngứa da. Xin hỏi bác sĩ có phải bố em bị bệnh gan?
  • Có khoảng nửa triệu người mắc bệnh lao mỗi năm ở Đông Nam Á. Bệnh lao là một trong những bệnh lây truyền qua không khí ảnh hưởng tới những người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ mới sinh, những người sinh sống trong điều kiện vệ sinh kém, bệnh nhân tiểu đường kiểm soátkém, bệnh nhân ung thư, người dương tính với HIV.
  • Những khuyến cáo dưới đây được xem là bổ ích khi đi khám bệnh đối với nhóm người cao niên vừa được tạp chí Grandparents của Mỹ cập nhật. Đây là những thông tin bổ ích giúp mọi người nâng cao sức khỏe, tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bản thân.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY