Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Các nước cho phép điều trị các trường hợp mắc COVID-19 tại nhà thế nào?

Diễn biến dịch bệnh với sự “đồng hành” của biến thể Delta dễ lây lan là động lực khiến các quốc gia phải thay đổi chiến lược từ phát hiện, truy vết, kiểm soát đến chiến lược mới- tập trung vào điều trị bệnh nhân COVID-19. Trong đó nhiều quốc gia đã cho phép điều trị bệnh nhân COVID-19 ngay tại nhà.

Không phải quốc gia nào cũng cho phép điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà. Nhưng trước sự gia tăng quá nhanh của các ca bệnh, kể cả ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, cũng đã ban hành quy định về việc nhập viện cũng như hướng dẫn cách theo dõi, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà. Tùy thuộc vào dịch tễ, loại biến thể lây lan trong khu vực, đặc biệt là triệu chứng hay diễn biến của bệnh mà người bệnh được quyết định điều trị tại nhà hay không.

Hàn Quốc

Hàn Quốc không có sự gia tăng đột biến số ca nhập viện hoặc Tu vong so với đợt dịch cao điểm gần nhất vào tháng 12, nhưng Chính phủ Hàn Quốc vẫn đưa ra dự báo số các ca bệnh sẽ còn tiếp tục tăng cho đến giữa tháng 8. Hiện quốc gia này vẫn giữ được lệ Tu vong do COVID-19 là 1,17%, thấp hơn nhiều so với đợt dịch trước. Tại thủ đô Seoul, chính quyền cho phép những người nhiễm bệnh với các triệu chứng nhẹ được ở nhà nhằm giải phóng giường bệnh tại các bệnh viện và trung tâm điều trị dành cho những trường hợp nặng hơn.

Mục tiêu của việc điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà nhằm làm giảm áp lực cho hệ thống y tế

Quan chức Bộ Y tế Hàn Quốc Lee Ki-Il nói, giai đoạn trước, Hàn Quốc đã áp dụng điều trị tại nhà cho trẻ em dưới 12 tuổi hoặc những người có con dưới 12 tuổi, đến nay quốc gia này đang cân nhắc việc điều trị tại nhà cho người lớn.

Tại tỉnh Gyeonggi đã cho phép người dưới 50 tuổi có thể tự điều trị tại nhà. Các bệnh nhân tự điều trị được tư vấn từ xa bởi các nhân viên y tế chuyên nghiệp 2 lần mỗi ngày và được tiếp cận từ xa với các bác sĩ.

Ấn Độ

Vào tháng 4, khi Ấn Độ đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế do COVID-19, bệnh viện không đủ khả năng tiếp nhận người bệnh, Bộ Y tế Ấn Độ đã công bố hướng dẫn sửa đổi về điều trị COVID-19 cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc người không triệu chứng tại nhà.

Theo đó, Bộ Y tế Ấn Độ đã hướng dẫn chi tiết việc điều trị COVID-19 tại nhà cho người bệnh từ việc sử dụng khẩu trang, cách vệ sinh môi trường, cách ly với các thành viên trong gia đình, đến việc theo dõi nhiệt độ tại nhà, đo độ bão hòa ôxy trong máu, rửa tay, sát khuẩn hay cả việc sử dụng  Thu*c như hạ sốt. Nhiều loại Thu*c khác phải có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra Bộ Y tế còn hướng dẫn đối với người chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại nhà, nếu các dấu hiệu của người bệnh nặng lên phải đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế. Ấn Độ cũng quy định cụ thể về thời gian một bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà kết thúc cách ly.

Điều trị tại nhà cả bệnh nhân và người chăm sóc phải tuân thủ những quy trình phòng dịch nghiêm ngặt

Campuchia

Từ ngày 20/6, Campuchia cũng cho phép điều trị tại nhà đối với các trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng ở Phnom Penh với mục tiêu giảm áp lực cho hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn tiến ngày càng nghiêm trọng.

Bộ Y tế Campuchia cho biết, chỉ các cơ sở y tế mới được phép kết luận một bệnh nhân COVID-19 nặng hay nhẹ, từ đó quyết định cho bệnh nhân điều trị và theo dõi tại nhà hay phải tới bệnh viện. Bộ này cũng tuyên bố rằng việc điều trị tại nhà cho bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng do COVID-19 nhằm mục đích tạo điều kiện cho những bệnh nhân nguy kịch được nhập viện kịp thời và cứu sống nhiều người hơn. Đội ngũ y tế sẽ đánh giá điều kiện sống của bệnh nhân và việc đảm bảo cách ly người bệnh với gia đình trước khi cho phép bệnh nhân được điều trị tại nhà.

Phát biểu tại cuộc họp hồi trung tuần tháng 7, Người phát ngôn của Bộ Y tế Campuchia cho biết, đến nay có 1033 bệnh nhân mắc COVID-19 ở Phnom Penh được điều trị tại nhà, trong đó 268 người đã phục hồi. Bộ Y tế Campuchia mong muốn mở rộng việc cho phép điều trị tại nhà ở một số tỉnh khác ngoài thủ đô Phnom Penh.

Rwanda

Tại quốc gia châu Phi Rwanda, Chính phủ nước này cũng lựa chọn áp dụng Dịch vụ chăm sóc tại nhà với những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 nhưng có triệu chứng nhẹ. Nhân viên y tế công cộng ở địa phương sẽ phụ trách hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc, cách ly, sinh hoạt tại gia đình, không để dịch bệnh lây nhiễm thêm.

Ngoài ra, người bệnh cần phải báo ngay cho nhân viên y tế công cộng nếu bệnh của họ diễn biến xấu. Tại Rwanda mỗi ngôi làng có khoảng 4 nhân viên y tế công cộng luôn sẵn sàng hỗ trợ cho người dân.

Trần Hải

(theo Reuters, Khmertimes, Indiatimes)

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/60f669edf8ec6e19dd699e42)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY