Cuối năm ngoái, Anh công bố nghiên cứu cho thấy khả năng ngăn ngừa lây nhiễm nCoV có triệu chứng của liều vaccine tăng cường (liều thứ ba) sẽ suy giảm trong vòng 10 tuần sau tiêm.
Ở người được tiêm hai liều vaccine astrazeneca và một liều tăng cường (vaccine moderna hoặc pfizer), hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng là 60% từ hai đến 4 tuần sau tiêm. tuy nhiên, sau 10 tuần, liều tăng cường pfizer chỉ tác dụng 35%. liều tăng cường moderna hiệu quả 45% trong tối đa 9 tuần.
Dựa trên các dữ liệu, nhiều quốc gia cân nhắc tiêm liều vaccine thứ 4, nhằm tăng cường miễn dịch và bảo vệ người dân hiệu quả hơn trong bối cảnh Omicron lây nhiễm mạnh.
Israel ngày 27/12/2021 trở thành nước đầu tiên tiêm liều thứ 4. Đối tượng ưu tiên ban đầu là nhân viên y tế, người già và người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao nhiễm virus. Nhóm cố vấn cho chính phủ chỉ ra các dấu hiệu cho thấy khả năng miễn dịch suy giảm sau vài tháng tiêm mũi thứ ba, nhận định chậm trễ tiêm liều thứ tư có thể gây rủi ro cho những người dễ mắc Covid-19 nhất.
Israel cũng là nước đi đầu thế giới về chương trình tiêm chủng hai liều tiêu chuẩn và liều thứ ba. Tốc độ đó khiến miễn dịch cộng đồng của nước này suy yếu sớm hơn các khu vực khác. Hiện 66,4% dân số Israel đã tiêm hai liều vaccine, 56,4% tiêm thêm liều thứ ba, hơn 250.000 người tiêm liều thứ 4.
Nhân viên y tế chuẩn bị liều vaccine covid-19 thứ 4 tại trung tâm y tế sheba ở ramat gan, israel ngày 27/12. ảnh: reuters
Ngày 10/1, Chile bắt đầu tiêm liều vaccine thứ 4 cho những người suy giảm miễn dịch trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng. Dữ liệu cho thấy quốc gia Nam Mỹ ghi nhận hơn 4.000 ca Covid-19 mỗi ngày.
Tổng thống Chile Sebastian Pinera cho biết chiến dịch sẽ diễn ra với tốc độ tối đa, bắt đầu với người từ 12 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch. Đây cũng là nhóm đầu tiên nhận liều thứ ba vào tháng 9 năm ngoái. Chương trình sẽ được mở rộng cho dân số nói chung vào tháng 2.
Tháng 12/2021, chính phủ anh xem xét tiêm liều vaccine covid-19 thứ tư cho người cao tuổi và người dễ nhiễm ncov. các chuyên gia của ủy ban hỗn hợp tiêm chủng và vaccine (jcvi) đánh giá mức độ miễn dịch sau ba mũi tiêm dựa trên số ca nhập viện vì biến chủng omicron trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Ngày 21/2, nước này cung cấp liều thứ 4 cho người từ 75 tuổi trở lên, người đang sinh sống tại viện dưỡng lão và nhóm dân số trên 12 tuổi bị ức chế miễn dịch. chương trình có thể mở rộng cho người cao tuổi và các nhóm dễ nhiễm ncov khác. các liều tăng cường được tiêm sau liều đầu tiên ít nhất 4 tháng.
Tương tự anh, cục quản lý thực phẩm và dược phẩm mỹ (fda) đang xem xét cấp phép liều vaccine covid-19 thứ 4 vào mùa thu năm nay.
Theo một nguồn thạo tin, việc lập kế hoạch vẫn đang ở giai đoạn đầu. Quá trình cấp phép sẽ phụ thuộc vào nghiên cứu đang diễn ra. Các nhà khoa học cần xác định liều thứ 4 có nâng cao khả năng bảo vệ người dùng, giảm nguy cơ chuyển nặng và nghiêm trọng sau mắc Covid-19 hay không.
FDA đã bắt đầu xem xét dữ liệu để đưa ra quyết định. Hai loại vaccine được cân nhắc phê duyệt là Pfizer và Moderna. Câu hỏi đặt ra lúc này là nên tiêm liều vaccine thứ tư đại trà hay chỉ cho các nhóm tuổi cụ thể, liệu cần điều chế vaccine riêng biệt nhắm mục tiêu vào Omicron hay không.
Việc tiêm liều vaccine thứ 4 vào mùa thu có thể hữu ích bởi trùng thời điểm với đợt tiêm chủng cúm hàng năm. Hiện khoảng 65% dân số Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Khoảng 43% được tiêm nhắc lại.
Liên minh châu Âu tháng 1 năm nay cũng thông báo bộ trưởng y tế các nước nên chuẩn bị tiêm liều vaccine thứ 4 ngay khi có dữ liệu về hiệu quả của nó. Toàn khối đang ghi nhận số ca nhiễm gia tăng, biến chủng Omicron lây lan mạnh.
Các nước thành viên là Hungary, Đan Mạch và Thụy Điển đã quyết định triển khai liều thứ 4 trước khi EU khuyến nghị do lo ngại về tình trạng miễn dịch suy giảm. Hôm 21/1, cơ quan y tế Thụy Điển cho biết người bị ức chế miễn dịch nên tiêm liều thứ 4 trong ba đến 4 tháng sau liều thứ ba. Đan Mạch sẽ tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương nhất. Người dân Hungary có thể tiêm liều thứ 4 nếu có chỉ dẫn của bác sĩ.
Hầu hết các nước châu Á chưa tiêm liều thứ 4 cho người dân, song một số đang cân nhắc làm điều này tùy vào tình hình thực tế.
Giới chức Hàn Quốc ngày 14/2 thông báo kế hoạch tiêm liều vaccine thứ 4 cho người dân nguy cơ cao nhiễm nCoV và chuyển nặng.
Bộ trưởng Y tế Kwon Deok-cheol cho biết: "Vì số ca nhiễm tăng ở người từ 60 tuổi trở lên trong thời gian gần đây, chúng tôi đang lên kế hoạch tiêm mũi thứ 4 cho người sống tại viện dưỡng lão, làm việc ở cơ sở y tế và nhóm bị suy giảm khả năng miễn dịch", ông nói.
Dự kiến khoảng 500.000 người từ 18 tuổi trở lên, đang sống và làm việc tại các trung tâm y tế và 1,3 triệu người bị suy giảm miễn dịch đủ điều kiện, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), cho biết. Người không thuộc nhóm trên không được khuyến nghị tiêm bổ sung.
Bộ Y tế Singapore (MOH) ngày 16/2 cho biết người dân nước này chưa cần tiêm liều vaccine thứ 4. Theo Giám đốc Dịch vụ Y tế của Bộ, ông Kenneth Mak, các cơ quan chuyên môn đang tiếp tục theo dõi dữ liệu về tình trạng suy giảm miễn dịch. Họ cho rằng ở thời điểm này, ba liều vaccine là đủ để bảo vệ người dân.