Amantadin |
Tránh dùng; có vào sữa mẹ; có thông báo ngộ độc ở trẻ bú mẹ |
Amphetamin |
Vào sữa mẹ nhiều; nên tránh dùng |
Aspirin |
Tránh dùng - có thể gây nguy cơ hội chứng Reye; dùng liều cao thường xuyên có thể gây suy giảm chức năng tiểu cầu (platelet function) và gây giảm prothrombin máu ở trẻ nếu mức dự trữ vitamin K ở trẻ sơ sinh thấp |
Azithromycin |
Hãng sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng; chưa có thông tin nào khác |
Barbituric |
Tránh dùng nếu có thể; liều dùng cao có thể gây hoa mắt chóng mặt |
Benzodiazepin |
Có vào sữa mẹ - tránh dùng nếu có thể |
Captopril |
Có bài xuất vào sữa mẹ - nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng |
Cephalosporin |
Có bài xuất trong sữa mẹ với nồng độ thấp |
Cloramphenicol |
Nên dùng loại kháng sinh khác; vì có thể gây ngộ độc tuỷ xương ở trẻ; nồng độ Thuốc trong sữa mẹ thường không đủ để gây hội chứng xanh xám (grey syndrome) |
Ciprofloxacin |
Tránh dùng - nồng độ Thuốc trong sữa mẹ cao |
Corticosteroid |
Điều trị liên tục với liều cao (> 10mg prednisolon mỗi ngày) có thể gây hại cho chức năng thượng thận của trẻ - cần theo dõi cẩn thận |
Co-trimoxazol |
Có nguy cơ thấp về bệnh vàng da nhân ở trẻ bị vàng da và nguy cơ tan huyết ở trẻ bị thiếu men chuyển G6PD (do sulphamethoxazol) |
Cyclophosphamid |
Ngừng cho con bú trong khi điều trị và 36 giờ sau khi điều trị |
Diclofenac |
Lượng quá nhỏ không đủ gây hại |
Ephedrin |
Có thông báo về tác dụng kích thích và ngủ không sâu |
Ergotamin |
Tránh dùng; có thể xảy ra ngộ độc ergotin ở trẻ, nhắc lại liều có thể gây ức chế tiết sữa |
Erythromycin |
Chỉ có lượng nhỏ trong sữa mẹ |
Ibuprofen |
Lượng Thuốc quá nhỏ không đủ gây hại, nhưng một số nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng (kể cả dùng cục bộ) |
Indomethacin |
Lượng Thuốc vào sữa có thể quá nhỏ không đủ gây hại, nhưng có thông báo co giật ở một trẻ. Các nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng |
Iodin |
Ngừng cho con bú; nguy cơ bị thiểu năng tuyến giáp hoặc bướu giáp sơ sinh; Thuốc tập trung trong sữa mẹ |
Iodin phóng xạ |
Chống chỉ định cho con bú sau dùng liều điều trị. Với các liều chẩn đoán, ngừng cho con bú trong vòng ít nhất 24h |
Isoniazid |
Theo dõi trẻ đề phòng có thể ngộ độc Thuốc; nguy cơ trên lý thuyết về co giật và bệnh thần kinh; khuyên dùng pyridoxin dự phòng cho cả mẹ và con |
Isotretinoin |
Tránh dùng |
Ketoconazol |
Các nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng |
Hỗn hợp Thuốc ho trộn có chứa Iođua |
Nên dùng các hỗn hợp Thuốc ho trộn |
Metronidazol |
Có lượng lớn vào sữa mẹ; nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng liều đơn cao |
Morphin |
Liều điều trị không có ảnh hưởng đến trẻ; với những bà mẹ phụ thuộc Thuốc xảy ra triệu chứng cai Thuốc ở (withdrawal symptoms); cho con bú không phải là biện pháp tốt nhất để điều trị phụ thuộc Thuốc ở con mà nên ngừng lại |
Nicotin |
Tránh dùng vì có trong sữa mẹ |
Nitrofurantoin |
Chỉ có một lượng nhỏ Thuốc vào sữa mẹ nhưng có thể đủ gây tan huyết ở trẻ thiếu men chuyển G6PD |
Norfloxacin |
Chưa có thông tin - nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh |
Oestrogen |
Tránh dùng; tác dụng có hại của Thuốc đến việc tiết sữa |
Paracetamol |
Lượng Thuốc vào sữa mẹ quá nhỏ không đủ gây tác hại |
Penicilin |
Theo dõi lượng Thuốc trong sữa |
Rifampicin |
Lượng Thuốc vào sữa mẹ quá nhỏ không đủ gây tác hại |
Rượu |
Số lượng lớn có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ và giảm tiêu thụ sữa |
Sulphonylure |
Thận trọng khi dùng; trên lý thuyết có khả năng làm giảm glucose huyết ở trẻ |
Tetracyclin |
Tránh dùng (mặc dù có thẩm thấu và do đó gây mất men răng ở trẻ có thể phòng ngừa bằng kết hợp canxi trong sữa) |
Theophylin |
Thông báo có gây kích thích ở trẻ; dùng chế phẩm phóng thích có kiểm soát (modified - release preparations) có thể an toàn |
Thuốc chẹn bêta và labetalol |
Theo dõi trẻ; có thể có ngộ độc Thuốc do chẹn bêta nhưng số lượng phần lớn các Thuốc chẹn bêta khi uống vào sữa mẹ ít nên không gây hại cho trẻ; các Thuốc acebutolol, atenolol, nadolol, và sotalol có trong sữa mẹ với lượng nhiều hơn các Thuốc chẹn bêta khác; nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng celiprolol |
Thuốc chống đông máu đường uống |
Tăng nguy cơ xuất huyết do thiếu vitamin K; warfarin an toàn nhưng nên tránh dùng phenindion; hãng sản xuất dicoumarol gợi ý dự phòng vitamin K cho trẻ (tham khảo tài liệu về sản phẩm) |
Thuốc kháng Histamin |
Một số Thuốc kháng histamin vào sữa mẹ với lượng lớn; mặc dù chưa rõ tác hại nhưng các hãng sản xuất Thuốc khuyến cáo không nên dùng; có thông báo trẻ bị hoa mắt chóng mặt với Thuốc clemastin. |
Thuốc Tr*nh th*i, đường uống |
Tránh uống Thuốc Tr*nh th*i trong 6 tháng hoặc cho đến khi cai sữa mẹ |
Tinidazol |
Có vào sữa mẹ. Nhà sản xuất khuyến cáo không nên cho con bú trong và 3 ngày sau khi dừng điều trị |
Tretinoin |
Tránh dùng |
Vancomycin |
Có trong sữa. Nhà sản xuất khuyến cáo nên tránh dùng |
Vitamin A |
Trên lý thuyết có nguy cơ về ngộ độc Thuốc ở trẻ khi mẹ uống Thuốc liều cao |
Vitamin D (và các hợp chất liên quan) |
Thận trọng với liều cao; có thể gây tăng canxi máu ở trẻ |
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bài tiết bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ các thuốc chống dịch dịch covid dự kiến khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sở y tế sữa mẹ thêm ca mắc Thêm ca mắc mới