Bài giảng dược lý lâm sàng hôm nay

Sử dụng kháng sinh hợp lý

Điều trị kháng sinh hướng trực tiếp vào tác nhân gây bệnh bao hàm, Thu*c có hiệu quả nhất, ít độc nhất, phổ chọn lọc nhất.

Một số biện pháp hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh

Chỉ dùng kháng sinh để điều trị những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra (không dùng Thu*c kháng khuẩn để điều trị nhiễm trùng do virus).

Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ; nên ưu tiên kháng sinh có hoạt phổ hẹp có tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn gây bệnh.

Dùng kháng sinh đủ liều lượng và thời gian.

Đề cao các biện pháp khử trùng và tiệt trùng, tránh lan truyền vi khuẩn
đề kháng.

Liên tục giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Chọn kháng sinh

Sáu điều cân nhắc khi chọn kháng sinh (theo Tổ chức Y tế thế giới, 1991) cho một vi khuẩn là tác nhân gây bệnh, là:

Phổ tác dụng của Thu*c.

Đặc tính dược động học.

Độc tính.

Hiệu quả.

Khả năng sẵn có.

Giá cả.

Theo tài liệu "Hướng dẫn sử dụng kháng sinh" của Hội đồng Tư vấn sử dụng Thu*c Victorian, Australia (1997) thì việc chọn Thu*c dựa trên các yếu tố sau:

Phổ tác dụng của Thu*c trên vi khuẩn nghi ngờ là tác nhân gây bệnh.

Độ an toàn.

Kinh nghiệm điều trị thực tế trước đó.

Giá cả.

Khả năng chọn lọc vi khuẩn đề kháng và nguy cơ bội nhiễm.

Tầm quan trọng của từng yếu tố tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và còn tuỳ thuộc vào tác nhân gây bệnh phân lập được. Ngoài ra, còn phải chú ý đến các phản ứng không mong muốn của từng Thu*c với từng người bệnh.

Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm

Dựa trên cơ sở các số liệu dịch tễ học về vi khuẩn gây bệnh và kiểu cách (mức độ) đề kháng kháng sinh của chúng. Tuỳ theo điều kiện, lấy được bệnh phẩm để nhuộm Gram, nuôi cấy phân lập và thử kháng sinh đồ trước khi điều trị kháng sinh là tốt nhất. Một tiêu bản nhuộm Gram hay một xét nghiệm tìm kháng nguyên trực tiếp, ví dụ trong viêm màng não, có thể cho phép có được biện pháp điều trị đặc hiệu, trước khi có kết quả nuôi cấy.

Điều trị kháng sinh (hướng trực tiếp) theo kết quả xét nghiệm

Điều trị kháng sinh hướng trực tiếp vào tác nhân gây bệnh bao hàm: Thu*c có hiệu quả nhất, ít độc nhất, phổ chọn lọc nhất. Làm được như vậy sẽ giảm việc sử dụng kháng sinh phổ rộng, gây ra áp lực chọn lọc và nguy cơ bội nhiễm, cũng như sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhất.

Phối hợp kháng sinh

Dựa trên cơ sở:

Nhằm diệt được nhiều loại vi khuẩn trong các nhiễm khuẩn hỗn hợp, ví dụ kháng sinh diệt vi khuẩn ưa khí với kháng sinh diệt vi khuẩn kỵ khí cho nhiễm trùng do cả vi khuẩn ưa khí và kỵ khí gây ra; ví dụ đa chấn thương nhiễm bẩn, nhiễm trùng phụ khoa...

Nhằm làm tăng hiệu quả diệt khuẩn (tác dụng hiệp đồng - synergy) trên một loài vi khuẩn gây bệnh; ví dụ trong điều trị viêm màng trong tim do liên cầu đường ruột, viêm tuỷ xương...

Nhằm làm giảm xác suất xuất hiện vi khuẩn đề kháng (do đột biến), ví dụ trong điều trị lao phải phối hợp 3, thậm chí 5 kháng sinh.

Kháng sinh đồ

Định nghĩa: Kháng sinh đồ là kỹ thuật xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh nhằm giúp thầy Thu*c chọn được kháng sinh thích hợp và biết liều lượng thích hợp dùng trong điều trị.

Có hai kỹ thuật kháng sinh đồ: Kỹ thuật kháng sinh khuếch tán và kháng sinh pha loãng trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn. Phổ biến nhất là kĩ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán, được thực hiện tại nhiều labo Vi sinh lâm sàng. Kết quả của kỹ thuật kháng sinh đồ này được chia thành ba loại: Nhạy cảm S (susceptible), trung gian I (intermediate) và đề kháng R (resistant). Thầy Thu*c thường sẽ chọn những kháng sinh cho kết quả S để điều trị và không dùng những kháng sinh cho kết quả R.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bgduoclamsang/su-dung-khang-sinh-hop-ly/)

Tin cùng nội dung

  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY