Chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết hôm nay

Các trạng thái hạ đường huyết

Hạ đường huyết lúc đói có thể xảy ra trong các rối loạn nội tiết nhất định như giảm năng tuyến yên, bệnh Addison hoặc chứng phù niêm, trong các rối loạn liên quan với giảm chức năng gan

Hạ đường huyết tự nhiên ở người lớn có hai typ chủ yếu: lúc đói và sau bứa ăn. Hạ đường huyết lúc đói thường bán cấp hoặc mạn và thường có kèm với giảm lượng đường ở mô thần kinh như là biểu hiện chính của nó. Hạ đường huyết sau bữa ăn tương đối cấp và thường được báo trước bằng các triệu chứng hệ thần kinh tự quản bộc phát (toát mồ hôi, đánh trống ngực, lo lắng, run rẩy).

Trong mẫu máu chọn lọc, cần thiết phải làm lạnh nhanh và phân tách máu để loại bỏ hồng cầu do chúng tiếp tục phân hủy glucose ở nhiệt độ bình thường vả là nguồn gốc gây sai lệch kết quả về nồng dộ lactat huyết tương cao. Huyết tương dông lạnh vẫn bền vững để làm xét nghiệm tiếp theo.

Chẩn đoán phân biệt

Hạ đường huyết lúc đói có thể xảy ra trong các rối loạn nội tiết nhất định như giảm năng tuyến yên, bệnh Addison hoặc chứng phù niêm, trong các rối loạn liên quan với giảm chức năng gan như suy gan hay nghiện rượu cấp, đặc biệt ở bệnh nhân cần thẩm phân. Những điều kiện này thường rõ ràng và hạ đường huyết chỉ là bệnh cảnh thứ phát. Khi hạ đường huyết lúc đói là biểu hiện đầu tiên xuất hiện ở người lớn mà không có rối loạn nội tiết rõ ràng hoặc chuyển bệnh hóa bẩm sinh từ tuổi ấu thơ, những khả năng chẩn đoán chủ yếu bao gồm (1) chứng tăng insulin do u tế bào β tụy hoặc do sử dụng insulin (hay sulfonylurea) thiếu kiểm soát; (2) hạ đường huyết do các khối u ngoài tụy không tiết insulin.

Bảng. Các nguyên nhân hạ đường huyết thường gặp1

1Khi không có các rồi loạn nội tiết, thận hoặc gan rõ rệt trên lâm sàng và loại bỏ việc điều trị đái tháo đường bằng các Thu*c hạ đường huyết

Hạ đường huyết sau bữa ăn (phản ứng) có thể phân loại thành hạ đường huyết sớm (trong vòng 2 - 3 giờ sau bữa ăn) hoặc muộn (3 - 5 giờ sau bữa ăn). Hạ đường huyết sớm, hay dinh dưỡng, xảy ra khi chuyển nhanh lượng carbohydrat ăn vào trong ruột và tiếp theo bằng hấp thu nhanh glucose và tăng tiết insulin. Điều này có thể thấy sau phẫu thuật dạ dày - ruột và có liên quan đặc biệt với hội chứng tháo nhanh sau cắt dạ dày. Trong một số trường hợp nó là cơ năng và có thể biểu hiện sự hoạt động quá tích cực của hệ thần kinh phó giao cảm. Hiếm khi nó là hậu quả do khiếm khuyết trong phản ứng điều hoà ngược như thiếu hormon tăng trưởng, glucagon, cortisol hoặc các đáp ứng của hệ thần kinh tự quản.

Hạ đường huyết liên quan với rượu là do tiêu glycogen của gan kết hợp, với ức chế sản xuất glucose do rượu. Điều này hay gặp nhất ở những người nghiện rượu kém dinh dưỡng nhưng có thể xảy ra ở bất cứ ai không có khả năng ăn uống sau cơn say rượu cấp tiếp theo bằng viêm dạ dày và nôn.

Hạ đường huyết do bệnh lý miễn dịch là những trường hợp cực hiếm mà trong đó kháng thể kháng insulin hay kháng thể với thụ thể insulin xuất hiện tự phát. Trong trường hợp đầu, cơ chế có lẽ liên quan với tăng phân ly khỏi hệ tuần hoàn của insulin bị gắn. Khi tìm thấy kháng thể với thụ thể insulin, phần lớn bệnh nhân không có hạ đường huyết mà có đái tháo đường kháng insulin nghiêm trọng và chứng gai đen. Tuy nhiên, trong diễn biến bệnh ở nhửng bệnh nhân này, các kháng thể kháng thụ thể insulin nhất định xuất hiện với hoạt động chủ vận giống tác dụng của insulin gây hạ đường huyết nghiêm trọng.

Hạ đường huyết giả tạo là hạ đường huyết tự gây ra do tự sử dụng không theo chỉ định insulin hay sulfonylurea.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoannoitiet/cac-trang-thai-ha-duong-huyet/)

Tin cùng nội dung

  • Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp và thường xuất hiện ở những nguời bị tiểu đuờng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY