Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp người Việt, giúp tạo nên hương vị thơm ngon hơn cho nhiều món ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, lọc độc tố trong máu, làm chắc khỏe xương, phòng chống ung thư và điều trị mụn trứng cá, làm đẹp da...
Vì cần sử dụng thường xuyên nên chúng ta thường mua nhiều tỏi về để dùng dần. thế nhưng do đặc điểm khí hậu nóng ẩm nhiều nên tỏi để lâu dễ bị mốc, ẩm làm mọc mầm, thối hoặc teo khô lại không thể sử dụng được nữa. dưới đây là bí quyết từ những đầu bếp lâu năm mách nhỏ cách để bảo quản tỏi tới 1-2 năm mà không lo mọc mầm, mốc hay thối.
Đây là cách vừa nhanh gọn, dễ dàng mà lại rất hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà cho túi tỏi của mình. chỉ cần khoảng 50-60 gr muối hạt to cho vào chảo rang lên tới khi vàng thì đổ ra, đổ vào một miếng gạc sạch và buộc lại thành nắm. bỏ tỏi vào túi bóng và cho nắm muối này vào cùng, bóp hết không khí ra ngoài và buộc chặt lại đặt ở nơi thoáng mát, túi tỏi này có thể được bảo quản tới cả năm mà không lo bị biến chất.
Đó là do muối rang vừa có tác dụng hút ẩm trong túi vừa giúp diệt khuẩn để tỏi không bị hư thối, việc bóp hết không khí ra ngoài trước khi buộc chặt cũng rất cần thiết để bảo quản được lâu hơn.
2 thìa baking soda + 1 củ gừng nhỏ cho vào trong túi zip cùng với tỏi và ép hết không khí ra ngoài trước khi đóng chặt túi sẽ là cách hữu hiệu giúp tỏi không bị hư hỏng. Baking soda và gừng hoạt động như những chất hút ẩm tự nhiên và an toàn, đồng thời chúng còn có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn nhất định. Lưu ý, nên để tỏi ở nơi có thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp để tránh làm tỏi bị nóng, thoát nước khiến túi bị ẩm từ bên trong.
Tỏi mới mua về nên đem phơi nắng hoặc nơi thoáng mát trong 1-2 ngày nữa để tỏi thoát hết hơi ẩm và khô hẳn. Trộn muối + baking soda và lá trà thành một hỗn hợp khoảng 40-50 gr, bọc trong khăn giấy thật kín sau đó cho vào túi tỏi, bóp hết không khí trong túi ra trước khi buộc chặt. Để túi tỏi ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
Khoảng 7-10 ngày lại mở túi cho thoáng khí, loại bỏ những củ tỏi có dấu hiệu bị hỏng để chúng không "lây bệnh" cho củ khác, chú ý thay túi "hút ẩm" khác nếu miếng giấy ăn có cảm giác mềm ướt. Hỗn hợp trà, baking soda và muối có tác dụng hút các ion nước trong túi, giữ cho tỏi luôn được khô ráo. Trà và muối còn có tác dụng diệt khuẩn, ngăn mùi để tỏi không bị mọc mầm, hư thối.
Đó là những cách tự chế túi hút ẩm đơn giản giúp bảo quản tỏi trong 1-2 năm mà không bị hỏng, ngoài ra bạn cũng có thể dùng những cách khác như bảo quản lạnh hoặc ngâm chua để bảo quản tỏi:
Nếu bạn không muốn mất công bóc tỏi mỗi lần cần dùng thì có thể dùng cách bóc tỏi sẵn và bỏ vào lọ kín đặt trên ngăn đá, hoặc băm sẵn bỏ vào từng ngăn của khay đá để tạo thành những viên tỏi rồi bỏ vào hộp kín, cũng bảo quản trên ngăn đá, mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy 1 viên ra là được.
Không chỉ bảo quản tỏi được lâu hơn và việc ngâm tỏi còn tạo ra món tỏi ngon hơn, tăng tác dụng của tỏi lên tới 4 lần. chỉ cần bóc vỏ, rửa sạch tỏi, để ráo và bỏ vào lọ thủy tinh, đổ ngập tỏi với hỗn hợp giấm táo, đường, ớt, muối hòa tan. để khoảng 10 ngày bạn sẽ có món tỏi ngâm cực ngon, thích hợp ăn cùng các món bún phở. có thể để trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Tích trữ hành, tỏi khô trong nhà bếp là thói quen của nhiều gia đình. muốn tỏi để lâu không bị hỏng, bạn chọn củ tỏi rắn chắc, to, không bị sâu mọt, các nhánh tỏi đều đặn, không bị khô hay nhăn. củ tỏi phải trắng. những nhánh tỏi có màu xám hoặc vàng sẽ không có mùi thơm.
Khi bảo quản tỏi phải chọn nơi thật khô thoáng ở trong bếp. điều này giúp hương vị của tỏi không bị thay đổi sau thời gian bảo quản. trong quá trình lưu trữ, phải đảm bảo sự lưu thông không khí để tỏi không bị ẩm mốc hoặc vi khuẩn tấn công.
Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ: hành, tỏi khô mua về, để ra chiếc rổ và đặt ở sát với bếp đun nấu. nếu là bếp gas thì có thể đặt trong các ngăn tủ bếp bên cạnh bếp gas. nếu là bếp điện thì đặt rổ hành, tỏi phía dưới tủ bếp, nơi có nhiệt độ luôn cao mỗi khi nấu nướng.
Nhiệt độ cao từ bếp sẽ khiến hành, tỏi khô giữ được tươi ngon, không bị thối, nhũn, đặc biệt là không bị mọc mầm. nếu đun nấu bằng bếp củi, rơm rạ thì nên treo hành, tỏi khô lên các giỏ ở gần khu vực nấu ăn. không nên tích trữ quá nhiều hành tỏi mà chỉ nên mua lượng vừa phải. không để hành, tỏi ở những nơi ẩm ướt, thoáng gió.
Đặc biệt vào những tháng cuối năm thì không nên tích trữ nhiều hành, tỏi khô vì lúc này thời tiết rất ẩm ướt, hành tỏi dễ mọc mầm. khi hành, tỏi mọc mầm thì nên bỏ đi, hoặc có thể tận dụng đem vùi xuống đất, trồng thành cây lấy lá.