Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cách biệt xã hội - khái niệm mới nên biết nếu muốn an toàn thời COVID-19

MangYTe – Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, trong giai đoạn dịch COVID-19 có khả năng lây lan trong cộng đồng thì người dân cần “cách biệt xã hội”.

Tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 trên địa bàn thành phố mới đây, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, tính đến nay, Hà Nội đã có 9 trường hợp lây nhiễm chéo. Con số này đồng nghĩa mới có 1,5 người bị lây nhiễm chéo/1 triệu người ở Thủ đô.

Mặc dù nguồn lây nhiễm ở cộng đồng đã và đang kiểm soát tốt, tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Chung nhận định, trong 11 ngày tới (tức là từ nay đến trước ngày 5/4) là giai đoạn cao điểm dịch COVID-19 ở Hà Nội.

Đây là giai đoạn những người có mầm bệnh, dù chưa có biểu hiện bệnh ở bên ngoài và vẫn bình thường nhưng có thể phát bệnh trong những ngày tới.

Trong giai đoạn dịch COVID-19 có khả năng lây lan trong cộng đồng thì người dân cần “cách biệt xã hội”.

"Vì vậy, giai đoạn này phải tập trung công sức để phát hiện sớm và hạn chế lây nhiễm chéo. Nếu phát hiện sớm, khoanh vùng sớm và hạn chế được sự lây nhiễm chéo thì chúng ta chiến thắng. Tuy nhiên, nếu từ nay đến ngày 5/4 là không phát hiện kịp thời, để lây nhiễm trong cộng đồng thì số người lây nhiễm sẽ theo cấp số nhân" - ông Chung cảnh báo.

Từ những nhận định trên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân ở trong nhà càng nhiều càng tốt, nếu không có việc cần thiết thì không đi ra ngoài. Khi đi ra ngoài phải đeo khẩu trang, còn đi bộ phải giữ khoảng cách 2m với nhau.

Liên quan đến vấn đề này, tối 24/3, trao đổi với PV, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, thời điểm này cho đến đầu tháng 4/2020 sẽ là giai đoạn dịch COVID-19 có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Chính bởi sự nguy hiểm của dịch bệnh nên người dân bắt đầu phải "cách biệt xã hội".

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, đã đến lúc, người dân cần "cách biệt xã hội" để phòng chống COVID-19.

PGS.TS Trần Đắc Phu lý giải, "cách biệt xã hội" là người dân tuyệt đối không đứng gần nhau khi giao tiếp, ít giao tiếp, khi hội họp hay xếp hàng phải cách nhau tối thiểu 2 mét. Đặc biệt là tránh giao tiếp gần, không bắt chân bắt tay, nếu không việc phải ra ngoài thì nên ở nhà. Bởi dịch COVID-19 là lây lan qua đường tiếp xúc và qua các giọt bắn".

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, tại cuộc họp thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19 gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, công tác phòng, chống dịch đã bước sang giai đoạn mới, đòi hỏi quyết tâm cao hơn nữa, sự đoàn kết, trách nhiệm hơn nữa của cả hệ thống chính trị với các giải pháp mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa.

Để làm được điều đó thì từ cơ quan, tổ chức, nhóm dân cư đến gia đình và từng người dân đều thay đổi mạnh mẽ các thói quen, nếp sinh hoạt để thích ứng với các yêu cầu phòng chống dịch bệnh, như: Tăng cường giao dịch trực tuyến, hạn chế tập trung đông người, đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông công cộng; khuyến cáo người dân ít ra những nơi công cộng, hạn chế tối đa việc tập trung đông trên 50 người tại các đám cưới, đám hiếu…

Một buổi họp trực tuyến tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2 về công tác thu dung, điều trị 46 ca bệnh nhiễm COVID-19.

Đặc biệt, các cơ quan nhà nước tiếp tục dừng, hạn chế các cuộc họp không cần thiết, tăng cường họp trực tuyến, tích cực cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn trong xử lý công việc…

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là đúng đắn, kịp thời trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bước vào giai đoạn lây lan ra cộng đồng nếu như người dân không tự ý thức chung tay cùng Chính phủ chống dịch.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 118/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt mục tiêu ngăn chặn, hạn chế tối đa việc lây lan ra cộng đồng, tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống COVID-19.

Bảo Loan

Phạm vi TOÀN QUỐC: Trước 12h trưa 25/3, hoàn thành việc "gõ từng nhà" người đã nhập cảnh từ 7/3

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/cach-biet-xa-hoi-khai-niem-moi-nen-biet-neu-muon-an-toan-thoi-covid-19-20200324234030952.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục đúng cách rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, người cao tuổi càng có xu hướng ít vận động, một phần do lo ngại nguy cơ chấn thương. Vậy người cao tuổi nên tập thể dục sao cho an toàn?
  • Tuổi càng cao, con người càng có xu hướng muốn gần nhau hơn trong đó bao gồm cả mong muốn một đời sống T*nh d*c có chất lượng.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY