Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách bổ sung vi chất cho trẻ: Tuổi nào? Nên ưu tiên bổ sung vi chất gì?

TS.BS Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn Trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhận định: Sai lầm của bố mẹ thường đến từ việc bổ sung thiếu hoặc thừa các vi chất.

Vậy làm thế nào để bổ sung đủ vi chất không thừa không thiếu vào đúng thời điểm vàng cho con. Cùng tham khảo những chia sẻ của TS.BS Phan Bích Nga ngay sau đây bố mẹ nhé!

Giai đoạn: Trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh tuy nhiên theo lời khuyên của ts.bs phan bích nga: để đảm bảo trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện, trẻ sơ sinh nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất sau:

Vitamin D3

TS.BS Phan Bích Nga cho biết: Vitamin D3 rất quan trọng với trẻ sơ sinh, giúp tăng hấp thụ canxi từ đó giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu và răng chắc khỏe, tránh nguy cơ còi xương, nhiễm trùng đường hô hấp, chứng tăng trưởng chậm hay biến dạng xương như chân vòng kiềng.

Trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên bổ sung vitamin D3 hàng ngày liều 400 IU, đặc biệt với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nên bổ sung vitamin D3 nhiều hơn trả uống sữa công thức. Vì sữa mẹ chứa hàm lượng vitamin D3 rất thấp hoặc gần như là không có, còn trẻ uống sữa công thức thì 100ml thông thường sẽ chứa khoảng 40 IU vitamin D3, như vậy trung bình trẻ dùng 1000 ml sữa trở lên mới không cần bổ sung, còn thấp hơn thì tùy vào lượng sữa bé uống nên bổ sung thêm cho bé từ 200 - 400 IU vitamin D3.

Vitamin K

Đây là vitamin cần thiết và được bổ sung qua mũi tiêm ngay sau khi trẻ chào đời cho dù bé có bú mẹ hay không. Việc bổ sung vitamin K có ý nghĩa phòng chứng máu khó đông.

Trẻ cũng cần được bổ sung vi chất ngay từ giai đoạn sơ sinh.

Giai đoạn: Sau sơ sinh

Theo TS.BS Phan Bích Nga: Nếu trẻ có chế độ ăn của trẻ đầy đủ và đa dạng với số lượng thực phẩm 1 ngày được cung cấp từ 15-20 loại thì cơ thể sẽ được cung cấp đủ vi chất cần thiết trừ vitamin D3 không thể tự tổng hợp hoặc tổng hợp với số lượng không nhiều nên ít nhất cần được bổ sung đến 1 tuổi.

Tuy nhiên, một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ biếng ăn, trẻ trong giai đoạn có tốc độ tăng trưởng nhanh (lớn nhanh), chất lượng bữa ăn không đảm bảo, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật… sẽ dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất và tùy từng trường hợp mà bổ sung vi chất khác nhau. hoặc trẻ trong độ tuổi tiền dậy thì, dậy thì, trẻ mới ốm dậy,… có nhu cầu dinh dưỡng cũng như nhu cầu vi chất cao mà chế độ ăn không đáp ứng đủ thì có thể bổ sung thêm.

Càng lớn trẻ càng có nhu cầu vi chất cao để phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Và đây là một số vitamin, khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của trẻ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:

Vitamin A

Vitamin A liều cao nên được bổ sung định kỳ cho trẻ từ 6-36 tháng để phòng tránh các bệnh do thiếu hụt vitamin A như: chậm lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ Tu vong, khô mắt dẫn tới hậu quả mù loà.

Kẽm

Theo báo cáo tổng điều tra dinh dưỡng 2019-2020, tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam vẫn rất cao, gần 60% nhóm trẻ em 6-59 tháng tuổi đang thiếu kẽm. Nếu thiếu kẽm cơ thể trẻ sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng . Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn, dễ ốm.

Bé con chẳng hứng thú ăn uống, nguyên nhân có thể do thiếu kẽm

Canxi, vitamin D3, K2

Trước đây khi muốn tăng chiều cao cho con, phụ huynh chỉ chú trọng tới Canxi. Nhưng khoa học hiện đại đã chứng minh thế là chưa đủ. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung cả bộ 3 Canxi - D3 - K2 sẽ giúp tăng khả năng hấp thu và lắng đọng canxi tại xương tốt hơn, giúp xương răng chắc khỏe và chiều cao của trẻ sẽ được phát triển tối đa. Bên cạnh canxi cần bổ sung đầy đủ đa vi chất như yếu tố sắt, kẽm để tăng cường tác dụng phát triển chiều cao. TS.BS Phan Bích Nga cũng lưu ý các bậc phụ huynh: Nhu cầu canxi của tuổi vị thành niên (10-18 tuổi) là 1000mg, cao gấp đôi so với lứa tuổi nhỏ hơn.

Sắt

Thường thì cơ thể trẻ sơ sinh từ 0-4 tháng tuổi đã có đủ lượng sắt nhờ dự trữ ở giai đoạn cuối thai kì và lấy một lượng nhỏ trong sữa mẹ. tuy nhiên sau 4 tháng tuổi nồng độ sắt giảm dần và từ sau 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu ăn dặm tỷ lệ trẻ thiếu sắt sẽ rất cao, các chuyên gia nhi khoa khuyến nghị nên bổ sung chất sắt cho bé dưới dạng lỏng với liều 1mg/kg/ngày cho đến khi trẻ nhận đủ sắt trong đồ ăn. khi trẻ đạt mốc 1 tuổi, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra vi chất sắt định kỳ hoặc chủ động bổ sung liều S*nh l* cho trẻ.

Đảm nhiệm vai trò tạo hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể nên nếu thiếu sắt trẻ dễ thiếu máu. Đôi khi trẻ không có biểu hiện thiếu máu rõ ràng. Nhưng khi thấy các triệu chứng: da tái nhợt, tim đập nhanh, trẻ mệt mỏi, thiếu tập trung, kén ăn và thể trạng kém thì bố mẹ nên có những biện pháp can thiệp kịp thời tránh cho trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sự phát triển của cơ và não.

Trong giai đoạn trẻ biếng ăn cần tránh để tránh tình trạng biếng ăn kéo dài gây thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ.

Tìm hiểu về các sản phẩm bổ sung vi chất tại: Website: https://fitobimbi.vn/

Fanpage: Fitobimbi

Youtube: fitobimbi – chăm sóc sức khỏe bé yêu

Tổng đài CSKH: 1800.8070 (miễn cước)

Fitobimbi vi chất: Đồng hành cùng sự phát triển của bé

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/cach-bo-sung-vi-chat-cho-tre-tuoi-nao-nen-uu-tien-bo-sung-vi-chat-gi-20210714204910947.htm)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY