Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến giúp nhanh hồi phục

Chăm sóc bệnh nhân vảy nến đúng cách giúp tổn thương trên da mau chóng hồi phục. Tham khảo ngay bài viết sau đây để biết rõ hơn về vấn đề này.

chăm sóc bệnh nhân vảy nến tốt, đúng phương pháp giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, người bệnh nhanh chóng hồi phục. mặc dù cho đến hiện nay, chưa có phương pháp đặc trị nào trị dứt điểm căn bệnh da liễu này. tuy nhiên, nếu nắm được cách chăm sóc đúng, người bệnh có khả năng cao đẩy lùi được bệnh, hạn chế tái phát.

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến nhanh phục hồi

Như đã đề cập, cho đến hiện nay bệnh vảy nến vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh có thể tái phát khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống. trường hợp làn da không được chăm sóc đúng cách, vảy nến lan rộng, gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe người bệnh.

Chính vì thế, khi không may mắc phải căn bệnh da liễu “cứng đầu” này, người bệnh nên chú ý đến vấn đề chăm sóc làn da cơ thể để bệnh không có cơ hội tiến triển. dưới đây là các bước chăm sóc bệnh nhân vảy nến được nhiều chuyên gia khuyến cáo thực hiện. bạn đọc có thể tham khảo:

Xác định dạng bệnh vảy nến

Người bệnh vẫn nghĩ tình trạng vảy nến nào cũng giống nhau. do đó, hầu như mọi người đều áp dụng những phương pháp điều trị tương tự để khắc phục triệu chứng vảy nến. tuy nhiên, trên thực tế, bệnh có nhiều dạng khác nhau. vì thế, người bệnh cần thăm khám bác sĩ da liễu để xác định dạng bệnh và mức độ bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.

Dưới đây là các dạng bệnh vảy nến thường gặp:

Vảy nến thể giọt: Vùng da bị tổn thương có hình như giọt nước, trải rộng khắp cơ thể. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ em.

Vảy nến thể mảng: Vảy nến ở thể này thường hay xuất hiện ở một số vùng như khuỷu tay, đầu gối, lưng, da dày, dát đỏ và có lớp vảy trắng nổi ở bên trên.

Vảy nến da đầu: Da đầu của người bệnh có nhiều mảng da trắng, dày.

Vảy nến mủ: Vùng da bị bệnh quan sát được những hạt mụn mủ, dát đỏ và có vảy trắng trên da đầu.

Viêm khớp vảy nến: Trường hợp bệnh vảy nến bùng phát, các khớp bắt đầu có dấu hiệu viêm và sưng. Phổ biến nhất tại các khớp ngón tay, chân hoặc đầu gối.

Vảy nến móng tay, chân: Khu vực móng tay, chân hình thành nhiều lỗ nhỏ khiến cho móng bị biến dạng.

Vảy nến nếp gấp: Những vị trí nếp gấp trên cơ thể như háng, mông, nách,…thường gặp phải tình trạng vảy nến này. Lớp da tại đây sẽ bị dát đỏ khá dày, có vảy trắng bên trên.

Bên cạnh xác định dạng bệnh và áp dụng phương pháp điều trị, để chăm sóc bệnh nhân vảy nến tốt thì việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng rất quan trọng. nắm được vấn đề này, việc khắc phục các tổn thương trên da sẽ thuận lợi hơn. một vài trường hợp khiến nguy cơ mắc bệnh vảy nến tăng cao như:

Da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài khiến nhiều vùng da bị cháy nắng.

Người bệnh cần xác định đặc điểm của vảy nến xuất hiện trên người, đồng thời nhận biết nguyên nhân chính gây bệnh cho cơ thể. từ đó, việc tìm kiếm phương pháp khắc phục phù hợp sẽ trở nên thuận lợi, rút ngắn thời gian điều trị.

Điều trị bằng Thu*c bôi chữa vảy nến

Trường hợp bệnh vảy nến mới khởi phát ở mức độ nhẹ, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại Thu*c bôi để đẩy lùi triệu chứng. Thu*c sẽ giúp tác động trực tiếp vào vùng da đang bị tổn thương, mang lại hiệu quả tốt nhất. một số loại Thu*c thường được sử dụng như:

Thu*c mỡ Salicylic: Dạng này có tác dụng giúp các lớp vảy trắng bong tróc trên da dễ dàng hơn, giúp vết thương mau chóng phục hồi.

Thu*c mỡ Corticoid: Thu*c giúp người bệnh kháng viêm, giảm đau, cản trở sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là không cho chúng xâm nhập gây hại cho da.

Thu*c mỡ chứa vitamin A: Loại này có công dụng làm dịu những tổn thương trên da, đặc biệt là ổn định lớp tế bào đã bị sừng hóa. Không những thế, Thu*c còn giúp người bệnh giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng khô da.

Thu*c bôi ngoài da có thể phát huy tác dụng đẩy lùi triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, Thu*c tân dược có thể tiềm ẩn tác dụng phụ nếu người bệnh sử dụng sai cách hoặc không đúng liều lượng. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chăm sóc da cho bệnh nhân vảy nến

Bên cạnh việc sử dụng Thu*c bôi ngoài da để điều trị bệnh vảy nến, người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc da. dưới đây là một số vấn đề bạn không nên bỏ qua nếu muốn làn da mau chóng được cải thiện:

Giữ ẩm cho da:

Da khô là một trong những yếu tố khiến bệnh vảy nến có điều kiện bùng phát. những lớp da bị tổn thương trở nên khô ráp, ngứa ngáy và bong tróc nhiều hơn nếu người bệnh không biết cách giữ ẩm cho da. chính vì thế, bạn nên lựa chọn một sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, an toàn để hỗ trợ làm mềm lớp sừng, ngăn không cho da ngày càng nứt nẻ, mất thẩm mỹ.

Kem dưỡng ẩm cho da người bệnh vảy nến cần có tính thẩm thấu nhanh, không nên sử dụng loại bết dính khiến da bị bít tắc nghiêm trọng hơn. bên cạnh đó, người bệnh cần ưu tiên lựa chọn loại không có hương liệu để bảo vệ an toàn cho làn da. đặc biệt, khi thời tiết hanh khô, chuyển lạnh, việc giữ ẩm cho da sẽ giúp bệnh vảy nến không có điều kiện tái phát.

Vệ sinh da sạch sẽ:

Chú ý vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày là cách giúp bệnh nhân vảy nến hạn chế được tình trạng vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác. sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên, nấu lấy nước ngâm rửa vùng da bệnh vảy nến được nhiều người áp dụng. tuy nhiên, người bệnh nên tham vấn trước với bác sĩ da liễu.

Bên cạnh đó, khi tắm hoặc rửa da xong, người bệnh nên sử dụng khăn bông sạch, mềm thấm nhẹ da. chú ý không nên chà xát mạnh khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn. chỉ nên lau khô nhẹ nhàng. ngoài ra, nếu mắc bệnh vảy nến ở da đầu, người bệnh nên sử dụng loại dầu gội đầu có chứa axit salicylic để giúp việc điều trị nhanh chóng hơn.

Tắm nắng thường xuyên:

Tắm nắng là một trong số các phương pháp hỗ trợ điều trị vảy nến được nhiều người bệnh áp dụng. theo các chuyên gia, ánh nắng cung cấp cho cơ thể vitamin d, làm chậm sự phát triển của tổn thương, đồng thời giảm ngứa, viêm da. do đó, người bệnh vảy nến có thể tắm nắng 2 – 3 lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trong quá trình tắm nắng người bệnh cũng nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím. Đồng thời, thời gian thích hợp để tắm nắng là từ 7h sáng đến 9h sáng. Không nên tắm nắng vào buổi trưa, lúc này ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da.

Tránh để cơ thể tiếp xúc với môi trường ô nhiễm:

Khi da đang bị vảy nến, việc tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm có thể khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn. Trường hợp da người bệnh bị khô, nứt nẻ, chảy máu là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Giữ không gian sống trong lành, sạch sẽ để bệnh mau chóng cải thiện.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị bệnh vảy nến. Người bệnh được bác sĩ khuyên nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh nếu muốn bệnh mau chóng được cải thiện. Việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp những tổn thương phục hồi, giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng tăng sinh tế bào da quá mức.

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm tốt như rau xanh,cá hồi, thực phẩm chứa nhiều omega 3,…Chúng có tác dụng giúp ổn định hàm lượng cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy tổn thương trên da phục hồi hiệu quả. Đồng thời, việc ăn đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch giúp người bệnh tránh được các biến chứng do bệnh gây ra.

Chăm sóc bệnh nhân vảy nến cần lưu ý gì?

Bên cạnh các cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến bên trên, người bệnh cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, Thu*c lá,…Chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Cụ thể, nicotin trong khói Thu*c là yếu tố kích thích bệnh bùng phát. Đồ uống có cồn khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng, cũng là điều kiện khiến vảy nến phát triển nhanh chóng hơn.

Chăm sóc người bệnh vảy nến đúng cách sẽ giúp bệnh mau chóng cải thiện, tránh được các biến chứng không mong muốn. bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp với thăm khám y tế để xác định mức độ bệnh, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cham-soc-benh-nhan-vay-nen)

Tin cùng nội dung

  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY