Dáng đẹp hôm nay

Cách chăm sóc tóc nhuộm màu khỏe và đẹp

Muốn có mái tóc nhuộm thật xinh để chơi Tết, các nàng phải chăm cho tóc chắc khỏe trước đã.

Đối với chị em phụ nữ thì việc thỉnh thoảng cũng chính là một cách làm mới bản thân, cho diện mạo trở nên tươi trẻ, rạng rỡ hơn.

Tuy nhiên, nếu thường xuyên nhuộm tóc, mái tóc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì các hóa chất có trong Thu*c nhuộm sẽ làm giảm độ ẩm của tóc, tách các mô lớp vỏ, làm cho chúng trở nên khô giòn và dễ gãy rụng.

Từ đó, mái tóc của bạn sẽ dần mất đi sự mềm mại, bóng mượt và trở nên hư tổn. do đó, để hạn chế tối đa những hư tổn mà Thu*c nhuộm có thể mang lại cho tóc và da đầu thì trước khi làm đẹp bằng phương pháp này, các bạn cần phải cân nhắc rất kỹ, nếu thật sự vẫn muốn thì cần phải biết những điều sau:

1. Dưỡng tóc trước khi nhuộm

Để cung cấp thêm dưỡng chất cho tóc và bảo vệ tế bào tóc tránh khỏi những tác động tiêu cực của các loại hóa chất có trong Thu*c nhuộm thì trước khi nhuộm tóc, các bạn nên hạn chế dùng dầu gội trước khi 1-2 ngày (với người tóc khô có thể là 2-3 ngày).

lúc này, lớp dầu dưới da do các chân tóc tiết ra sẽ tạo thành một lớp màng bảo vệ giúp giảm bớt dị ứng và tác động của Thu*c nhuộm đến da đầu. ngoài ra trước khi nhuộm tóc, các bạn cũng nên tập trung sử dụng dầu xả kết hợp đắp mặt nạ dưỡng tóc để giúp hơn.

2. Chọn Thu*c nhuộm tóc trước khi nhuộm

Bên cạnh việc dưỡng và bảo vệ tóc thì việc lựa chọn Thu*c nhuộm trước khi cũng là một bước vô cùng quan trọng, quyết định việc mái tóc có chắc khỏe, bóng đẹp và bền màu hay không.

Đa phần các loại Thu*c nhuộm có bán trên thị trường đều có chứa amoniac gây mùi khó chịu, thậm chí còn có thể gây ngứa da đầu.

Thành phần này có thể làm cho lớp biểu bì của tóc mở ra, thay đổi cấu trúc màu tóc mà bạn đã nhuộm và khiến tóc nhanh mất màu. Chính vì thế mà trước khi nhuộm tóc, các bạn cần nghiên cứu kỹ những thành phần có trong Thu*c nhuộm và lưu ý không nên chọn những sản phẩm có chứa amoniac.

Mức ảnh hưởng của Thu*c nhuộm tới tóc và da đầu tùy thuộc vào loại Thu*c nhuộm mà bạn chọn. Những loại Thu*c nhuộm có thành phần tiên tiến, phù hợp với loại tóc của bạn có thể làm giảm bớt những hư tổn cũng như giúp bảo vệ tóc một cách tối đa.

Nếu không biết lựa chọn loại nào phù hợp cho mái tóc của mình thì các bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia làm tóc để có được màu ưng ý và hoàn hảo nhất.

Một gợi ý được các chuyên gia khuyến nghị là nên chọn màu tối để giảm sự hư tổn cho tóc bởi màu tóc càng sáng càng chứa nhiều chất tẩy và làm tổn thương nặng nề đến chất tóc.

Nếu chưa bao giờ thì bạn nên thử phản ứng trước bằng cách thoa một ít dung dịch lên vùng da phía trong cánh tay hoặc sau tai và để trong vòng 48 tiếng, quan sát xem da có nổi mẩn đỏ hay không rồi hãy quyết định chọn Thu*c nhuộm.

3. Chăm sóc sau khi nhuộm tóc

Bên cạnh việc chăm sóc trước khi thì việc dưỡng tóc sau khi nhuộm cũng đóng vai trò quan trọng không kém. theo đó, các bạn cần lưu ý những điều sau:

Sau khi nên gội nhẹ nhàng để tránh tình trạng kích ứng da đầu, giúp tóc và da đầu không bị tổn thương.

Cần tăng cường thường xuyên bằng những sản phẩm dành riêng cho tóc nhuộm để tóc khôi phục độ bóng và mượt ban đầu khi chưa chịu tổn hại bởi Thu*c nhuộm.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên tránh đi bơi 1-2 tuần sau khi nhuộm tóc. Bởi trong nước bể bơi có chứa rất nhiều clo có thể làm thay đổi màu sắc tóc của bạn.

Nhuộm tóc là phương pháp làm đẹp phổ biến được rất nhiều chị em ưa chuộng, tuy nhiên phương pháp làm đẹp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ có hại cho tóc và sức khỏe.

Kể cả khi đã lựa chọn sản phẩm tốt và uy tín thì cũng không tránh khỏi những tác động của việc tiếp xúc với các hoá chất có trong Thu*c nhuộm.

Do vậy, trước khi thực hiện, chị em cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và có những biện pháp chăm sóc, bảo vệ tóc để hạn chế tối đa những tác hại của việc nhuộm tóc.

Theo Khoevadep

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/cach-cham-soc-toc-nhuom-mau-khoe-va-dep-4057750-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY