Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách chăm sóc và điều trị hăm tã cho trẻ vào mùa đông

Để điều trị hăm tã cho trẻ vào mùa đông, bạn có thể dùng kem hydrocortisone nhẹ hay Thu*c chống nấm. Ngoài ra, cần biết cách chăm sóc da để không bị tái lại

những vết hăm tã xuất hiện vào mùa đông thường khiến trẻ đau rát và quấy khóc. tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì nếu biết chăm sóc và điều trị cho bé đúng cách, các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày.

Trẻ bị hăm tã mùa đông nguyên nhân do đâu?

Vào mùa đông, cha mẹ có xu hướng quấn khăn hoặc cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo giày để giữ ấm. điều này khiến không khí ở khu vực mang tã không thể thoát ra được. nó gây ẩm ướt và khiến vùng vùng da tiếp xúc với tã bị hăm và nổi nhiều mẩn đỏ.

Hăm tã cũng được xem là một tác dụng phụ trẻ hay gặp phải khi được điều trị bằng Thu*c kháng sinh trong mùa đông. vào mùa này, trẻ hay bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp do sức đề kháng kém. việc sử dụng Thu*c kháng sinh để ngăn chặn các chứng nhiễm khuẩn có thể khiến bé bị tiêu chảy. nếu bạn vẫn tiếp tục mang tã cho con trong thời điểm này thì khu vực mang tã rất dễ bị kích ứng, nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị hăm tã mùa đông như:

    Bé được mang tã kém chất lượng, có chất liệu thô ráp hoặc chứa hóa chất độc hại khiến làn da bé bị kích ứng

Triệu chứng nhận biết trẻ bị hăm tã mùa đông

Không khó để nhận biết được con bạn đang bị hăm tã vào mùa đông. nếu để ý quan sát cha mẹ sẽ thấy những dấu hiệu như:

    Vùng da ở háng, mông, bộ phận Sinh d*c hoặc xung quanh hậu môn của trẻ bị ửng đỏ

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp, chứng hăm tã ở trẻ vào mùa đông thường không quá nghiêm trọng vá nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. tuy nhiên nếu con bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng thì nên đưa bé đi khám ngay.

Các dấu hiệu của nhiễm trùng khi bé bị hăm tã bao gồm:

    Có nhiều mụn nước ngứa ở khu vực mặc tã

Biện pháp chăm sóc và điều trị hăm tã cho trẻ vào mùa đông

Một số giải pháp dưới đây có thể sẽ hữu ích cho mẹ trong việc phòng ngừa và cải thiện chứng hăm tã cho con vào mùa đông:

    Hạn chế tối đa thời gian để bé mang tã

Khi thấy con có các dấu hiệu hăm tã ở trên, bạn nên tháo ngay tã cho con để khu vực này được thông thoáng. điều náy sẽ giúp tổn thương nhanh lành hơn và tránh được tình trạng cọ sát khiến bé đau đớn.

    Thay tã cho trẻ thường xuyên hơn

Nhiều bà mẹ vì muốn tiết kiệm chi phí nên để con tè nhiều lần cho đến khi bỉm không còn thấm hút được nữa mới chịu thay. Điều này không chỉ khiến da bé bị hăm mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công làm bé bị nhiễm trùng.

Tốt nhất cứ hai giờ một lần bạn nên kiểm tra và thay tã cho con. Tuy nhiên cần lưu ý thực hiện việc này ở một nơi ấm áp, kín gió để trẻ không bị nhiễm lạnh.

    Kiểm tra chất lượng và kích thước tã

Tã có kích thước quá nhỏ là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị hăm tã vào mùa đông. do vậy nếu tã, bỉm con bạn mặc quá chật thì nên xem xét đổi loại tã có kích thước phù hợp hơn cho con.

Khi mua tã cho bé cần lưu ý chọn mua của những thương hiệu uy tín, có chất lượng tốt, mềm mại để không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé.

    Vệ sinh da bé sạch sẽ

Trong thời gian mang tã, làn da của bé phải tiếp xúc trực tiếp với các chất thải từ nước tiểu hay từ phân khiến da bé bị hăm. Để tránh tình trạng này, ngoài việc tắm rửa cho con hàng ngày, mẹ cần làm vệ sinh khu vực mang tã của bé thường xuyên.

Mùa đông thời tiết rất lạnh, mẹ nên dùng nước ấm để vệ sinh cho bé mỗi khi thay tã. Nếu bạn muốn sử dụng xà phòng, hãy chọn loại dịu nhẹ, không có bọt và hương thơm tổng hợp. Chú ý dùng khăn mềm thấm khô da hoàn toàn trước khi mang tã vào cho bé.

    Thoa kem dưỡng ẩm

Vào mùa đông, thời tiết khô hanh khiến da bé bị mất nước. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng hăm da thêm tồi tệ. Bạn nên thoa kem dưỡng ẩm phù hợp cho con sau khi bé tắm hoặc mỗi khi thay tã.

    Lựa chọn quần áo phù hợp trong mùa đông

Việc giữ ấm cho bé vào mùa đông rất quan trọng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn mặc càng nhiều quần áo cho con càng tốt. hãy nhớ rằng, da bé bị bít kín sẽ sinh ẩm ướt và hăm ở khu vực mặc tã.

Do đó, mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho con. Quần mặc cho bé nên rộng rãi và có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để không khiến vùng mang tã bị bí bách. Cách đơn giản để biết được con bạn đã mặc đủ ấm hay chưa là sờ bàn chân của bé. Nếu cảm thấy chân con quá nóng thì nên cởi bớt đồ ra. Ngược lại nếu chân trẻ mát lạnh, dễ chịu thị không cần mặc thêm đồ.

    Dùng kem, Thu*c trị hăm tã cho trẻ vào mùa đông

Nếu sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc, khắc phục tại nhà mà tình trạng hăm tã của trẻ vẫn không tiến triển thì bạn nên đưa con tới các chuyên khoa nhi khám. bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng một số loại kem bôi ngoài da hay Thu*c trị hăm tã như:

+ Kem hydrocortisone 1%: Giúp ức chế các phản ứng dị ứng, cải thiện tình trạng sưng đau khi bé bị hăm tã. Thu*c có nhiều tác dụng phụ nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ.

+ Kem chống nấm: Dành cho các bé có biểu hiện bị nhiễm nấm

+ Thu*c kháng sinh: Trường hợp da bé bị nhiễm khuẩn có thể được chỉ định Thu*c kháng sinh theo đường uống hoặc Thu*c bôi ngoài da

Hiện tượng hăm tã ở trẻ vào mùa đông thường sẽ cải thiện sau vài ngày. bạn cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách để tình trạng này không tái diễn thêm nhiều lần nữa.

bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thể thay thế cho chẩn đoán và phương pháp điều trị của bác sĩ!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-dieu-tri-ham-ta-cho-tre-vao-mua-dong)

Tin cùng nội dung

  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY