Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách chăm trẻ sốt xuất huyết hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng?

Để phòng, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng của căn bệnh này tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn-Trưởng khoa Sốt xuất huyết (Bệnh viện Nhi đồng 1) đã có những chia sẻ bổ ích tới các bậc cha mẹ.

Số ca Tu vong ở trẻ nhỏ tăng lên theo mỗi năm vì căn bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em đã và đang trở thành mối lo của nhiều bậc phụ huynh. Để phòng, hạn chế tối đa của căn bệnh này tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn-Trưởng khoa Sốt xuất huyết (Bệnh viện Nhi đồng 1) đã có những chia sẻ bổ ích tới các bậc cha mẹ.

Bác sĩ Tuấn cho biết, phần lớn các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà, nhằm tránh lây nhiễm chéo và quá tải bệnh viện. Chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời.

Điều trị triệu chứng bao gồm: uống Thu*c hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C, mặc quần áo thoáng mát và lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao co giật. Bác sĩ Tuấn lưu ý, Thu*c hạ sốt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/24 giờ. Không dùng Thu*c aspirin, analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây biến chứng chảy máu.

Lưu ý với sốt xuất huyết, uống Thu*c hạ sốt thì giảm nhiệt nhưng sau đó có thể sốt trở lại. Sốt cao từ 39 độ trở lên quá 2 ngày thì cần phải đi khám sớm và theo dõi chặt chẽ.

Trẻ sốt xuất huyết thường mất nước và chất điện giải do đổ mồ hôi, nôn ói. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là trẻ nhịn tiểu hơn 6 giờ đồng hồ, nước tiểu màu sậm hơn bình thường, miệng và môi khô, khóc không ra nước mắt... Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước pha oresol, nước sôi để nguội, nước cháo loãng với muối. Trái cây rất tốt cho trẻ, nếu trẻ mệt không muốn ăn, nên xay sinh tố hoặc ép nước dễ uống hơn.

Trẻ sốt mệt thường chán ăn, dễ suy kiệt sức khỏe, giảm đề kháng, gây biến chứng. Vì vậy, hãy cố gắng cho bé ăn những món giàu dinh dưỡng nhưng lỏng, mềm, dễ tiêu. Có thể cho trẻ ăn súp, bún, phở, cháo loãng, cơm nát nấu cùng với khoai lang, cà rốt, đậu xanh, ức gà, trứng, heo, bò băm nhuyễn, khoai lang...

Tránh dùng thức ăn, đồ uống có màu đỏ, nâu, đen dẫn đến đi phân đen, dễ gây chẩn đoán nhầm lẫn với biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Không nên cạo gió, cắt lễ vì vừa làm đau, vừa có thể gây biến chứng chảy máu và nhiễm trùng cho trẻ. Không tự ý truyền nước tại nhà tránh gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng

Giai đoạn nguy hiểm nhất thường rơi vào ngày thứ 3 đến 6 của bệnh. Trẻ có thể đã giảm sốt hoặc hết sốt, song phải nhập viện điều trị ngay nếu có thêm các biểu hiện nặng: Vật vã, bứt rứt hoặc li bì; Tay chân lạnh, da lạnh ẩm (khi không sốt); Ói nhiều; Đau bụng; Tiểu ít; Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, đi tiêu máu…

Chỉ khi bệnh nhi hết sốt trên 48 giờ, tổng trạng tốt lên, thèm ăn và tiểu nhiều, lúc đó bác sĩ và người nhà mới có thể thở phào nhẹ nhõm không còn lo sốt xuất huyết biến chứng.

Không riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1, từ đầu 2019 đến nay, toàn TP HCM có đến 6.067 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước. Trong vòng 2 tháng đã có 2 ca Tu vong, cho thấy bệnh có nguy cơ biến chứng cao và hết sức nguy hiểm.

Bác sĩ Tuấn cảnh báo, sốt xuất huyết khởi phát đột ngột, diễn tiến khó lường, tuyệt đối không được lơ là khi chăm sóc trẻ. Một số bệnh nhi sốc nặng phải nằm viện cả tháng được điều trị bằng nhiều biện pháp kết hợp như: hồi sức cấp cứu, chống sốc, truyền dung dịch cao phân tử, truyền albumin, lọc máu, dùng Thu*c trợ gan, thở máy,... Chậm trễ có thể gây trụy tim mạch, suy hô hấp, suy gan thận hoặc tổn thương não.

H.A (TH)

Pháp luật Net

Mạng Y Tế
Nguồn: PhapLuatNet (https://phapluatnet.vn/suc-khoe/cach-cham-tre-sot-xuat-huyet-han-che-toi-da-nguy-co-bien-chung-43106.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY