Nhiệt miệng còn gọi là lở loét miệng, thường xuất hiện trên vòm họng, bên trong má, lợi, lưỡi, cổ họng hoặc trên môi, còn được gọi là loét áp-tơ.
Có hai loại nhiệt: loại thứ nhất chuyên xuất hiện với độ tuổi từ 10-20, thường xuất hiện 3-4 lần mỗi năm và chỉ kéo dài một tuần. Loại nhiệt thứ hai to và đau hơn, thường phải mất hơn một tháng mới có thể chữa lành.Nhiệt chỉ xuất hiện bên trong khoang miệng, nhưng giộp thường hay xuất hiện bên ngoài. Giộp miệng còn được gọi là “vết loét lạnh”, gây ra bởi virut Herpes Simplex 1 (HSV-1) - lây qua nước bọt như khi dùng chung thìa hoặc cốc.Không giống như giộp miệng hay mụn nước, nhiệt miệng không bao giờ nằm bên ngoài miệng và chúng hoàn toàn không lây lan. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau nhức, và sẽ càng đau khi ăn hoặc nói.
Vì sao nên nỗi?
Nguyên nhân chính xác gây ra nhiệt miệng vẫn chưa xác định. Tuy nhiên một số yếu tố góp phần tạo nên cơn đau này: Căng thẳng, Thiếu ngủ; Hệ thống miễn dịch yếu; Mất cân bằng nội tiết tố; Thay đổi hormon trong chu kỳ kinh nguyệt; Dị ứng với các sản phẩm nha khoa; Chế độ ăn uống mất cân bằng: thiếu axit folic, sắt, kẽm và vitamin B12; Tổn thương do vệ sinh răng miệng (đánh răng quá mạnh với bàn chải cứng, nước súc miệng chứa sodium lauryl sunfate); Ăn thực phẩm cay, mặn và chua; Lỡ cắn phải má (hoặc lưỡi)...
Các cách đơn giản để đẩy lùi nhiệt miệngSúc miệng bằng loại nước súc miệng có đặc tính sát trùng để ngăn nhiễm trùng và giảm cơn đau.Chăm sóc miệng cẩn thận, đánh răng đúng cách và sử dụng bàn chải mềm, không động chạm đến vết loét có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành. Duy trì vệ sinh răng miệng cũng là điều thiết yếu để ngăn vết loét bị nhiễm trùng.Bổ sung vitamin C, B12. Uống nước cam, chanh, ăn nhiều rau cải xanh để tăng cường lượng vitamin C cho cơ thể. Vitamin B12 được tìm thấy trong pho mai, sữa, hàu, ngao, thịt bò, gan và cá. Chất dinh dưỡng này hỗ trợ não và hệ thần kinh, giúp hoạt động bình thường và có vai trò quan trọng trong việc tái tạo hồng cầu. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ. Hoặc có thể nấu nước râu ngô, rau má uống hàng ngày thay cho nước lọc.Nên tránh các thực phẩm có cạnh sắc nhọn và thực phẩm chua, cay, mặn. Không nên nhai kẹo cao su vì sẽ làm kích ứng vết nhiệt. Đặc biệt kiêng nước đá lạnh.Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng. Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.
Lời khuyên của thầy Thu*cThông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 7-10 ngày.Nhưng đôi khi có những nhiễm khuẩn nặng như áp-xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.
BS. Lê Phương Thùy