Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách giảm nguy cơ loét chân ở người đái tháo đường

Loét chân là một trong những biến chứng trầm trọng của bệnh đái tháo đường lâu năm.

loét chân là một trong những biến chứng trầm trọng của bệnh đái tháo đường lâu năm. theo các thống kê chuyên ngành, cứ 20 giây có một người đái tháo đường bị đoạn chi do vết loét bàn chân. tuy nhiên, đến 85% các trường hợp đoạn chi do đái tháo đường hoàn toàn có thể ngăn ngừa được, từ việc chủ động thay đổi lối sống và tuân thủ các khuyến cáo của bác sĩ.

Chủ động thay đổi lối sống và tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa giúp hạn chế tình trạng loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Trong ảnh: Người bệnh lấy máu xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Trong chương trình sống khỏe cùng đái tháo đường của diab với chủ đề loét chân trên người bệnh đái tháo đường: phòng ngừa và chăm sóc, bs võ tuấn khoa, chuyên gia nội tiết chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về những nguy cơ gây nên vết loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường.

Theo bs võ tuấn khoa, tổn thương thần kinh chi dưới và tổn thương mạch máu chi dưới là hai nguyên nhân chính khiến bệnh nhân đái tháo đường dễ bị tình trạng nhiễm trùng, loét bàn chân. ngoài ra, còn do người bệnh chưa biết cách chăm sóc, khiến các vết loét diễn biến nặng. các yếu tố làm tăng nguy cơ loét chân gồm: thời gian mắc đái tháo đường lâu, trên 5 năm; đường huyết kiểm soát kém, giảm sức đề kháng của người bệnh; bị giảm hoặc mất cảm giác đau ở bàn chân; bị tắc hẹp mạch máu ở chi dưới. bệnh nhân từng bị loét chân hay đoạn chi trước đây.

Theo các thống kê, cứ 10 người đái tháo đường đã bị loét chân thì 6 người sẽ tái loét chân trong vòng 2-5 năm sau đó, thậm chí sớm hơn. những yếu tố nhận biết bàn chân bất thường dễ có nguy cơ đái tháo đường gồm: móng chân quặm, ngón chân hình búa, lồi xương - khớp ngón, da chân khô và nứt nẻ; da chân có chỗ dày sừng, cục chai; chảy dịch, sưng, đỏ; bóng nước hoặc có vết cắt. bên cạnh đó, những hành vi nguy cơ, ảnh hưởng đến tình trạng loét chân gồm: tiếp xúc với vật nhọn hay bề mặt nóng phỏng nhưng người bệnh không nhận ra do giảm cảm giác ở bàn chân, cho đến khi có vết thương, bị loét mới biết. một số bệnh nhân có thói quen ngâm chân trong nước nóng để bớt tê chân. thói quen cắt móng chân, lấy khóe móng bị trầy xước, chảy máu. một số hành vi khác liên quan đến thói quen mang giày dép cũng tiềm ẩn nguy cơ tạo vết loét. người hay mang giày chật làm giảm lượng tưới máu tới bàn chân, dễ tạo vết loét. bệnh nhân mang dép kẹp, phần chân không được bảo vệ, dễ bị trầy xước; ngoài ra, chỗ tiếp xúc kẽ ngón, cũng có thể bị lở, nhiễm trùng. bệnh nhân thích mang giày cao gót, tổn thương lên các khớp, làm cho bàn chân cong lên bất thường hoặc mang guốc bó chặt các ngón cũng ảnh hưởng đến bàn chân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

BS Võ Tuấn Khoa có nhiều khuyến cáo hữu ích cho người bệnh đái tháo đường. Đó là trong quá trình theo dõi, điều trị bệnh đái tháo đường, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng bàn chân, xác định mức độ nguy cơ và cần tái khám định kỳ đối với bàn chân có nguy cơ loét. Do bệnh đông, bác sĩ ít có thời gian thăm khám bàn chân cho người bệnh, đồng thời, người bệnh cũng không đề cập nên đa phần các trường hợp đến bác sĩ đã trễ, khi bàn chân có vết loét. Vì thế, người bệnh, thân nhân và nhân viên y tế tuyến đầu cần được hướng dẫn chăm sóc bàn chân ở người có bệnh đái tháo đường. Người bệnh chọn lựa giày dép phù hợp, vừa thoải mái, vừa bảo đảm an toàn cho bàn chân; đồng thời, chọn loại vớ trơn, không có đường nối, hút ẩm tốt và nên thay vớ thường xuyên khi mang. Chú trọng chế độ ăn hợp lý với người đái tháo đường, vì việc ăn uống rất quan trọng, chiếm hơn 70% hiệu quả điều trị. Nếu không tuân thủ chế độ ăn phù hợp, người bệnh khó kiểm soát đường huyết ổn định.

Bên cạnh đó, bs khuyên bệnh nhân nên thường xuyên vận động cơ bắp vừa sức để cân bằng đường huyết của cơ thể. yếu tố quan trọng thứ 3 là tuân thủ điều trị, dùng đúng thu*c, đúng liều và tái khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa. ngoài ra, người bệnh cần lưu ý thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh phòng tránh nguy cơ loét nhiễm trùng bàn chân. khi tắm bằng nước ấm phải kiểm tra nhiệt độ phù hợp. sau khi tắm, dùng khăn ấm lau khô các vùng kẽ ngón chân, hạn chế ẩm ướt khiến vi trùng sinh sôi. người bệnh cần kiểm soát đường huyết sớm, tích cực và chặt chẽ ngay từ đầu để chung sống với bệnh lâu dài, tránh nguy cơ nhiễm trùng. bác sĩ cũng khuyến cáo những trường hợp cần được thăm khám càng sớm càng tốt: khi thấy chân có cảm giác tê, râm ran như kiến bò, giảm hoặc mất cảm giác đau ở chân; chân lạnh hoặc đau vùng bắp chân khi đi một khoảng nhất định; có biến dạng ở chân; có vết loét hoại tử. khi người bệnh cần tư vấn cách bảo vệ bàn chân do đái tháo đường cũng có thể liên hệ với bác sĩ.

Bài, ảnh: THU SƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/cach-giam-nguy-co-loet-chan-o-nguoi-dai-thao-duong-a144826.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY