Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách mua chuối xanh bày bàn thờ gia tiên dịp Tết

Chuối là loại quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên dịp Tết. Khi mua chuối để cúng nên chọn mua nải chuối đang còn xanh, quả chuối căng mẩy.

Làm sao để chọn được chuối thờ vừa đẹp vừa ngon lại an toàn cho sức khỏe cũng cần bí quyết. Cụ thể khi chọn mua chuối thờ Tết, chị em cần lưu ý một số điều sau:

Khi mua chuối để cúng ngày Tết nên chọn mua nải chuối đang còn xanh, quả chuối căng mẩy. Ảnh minh họa.

Đầu tiên, chọn chuối bày mâm ngũ quả thờ Tết nên chọn chuối tiêu. Chuối tây không được chuộng bởi nải nhỏ, chỉ hợp bày cúng thần Tài. Khắc phục nhược điểm này, chuối tiêu nải to, có thể ôm trọn những loại quả khác. Hơn nữa, chuối tiêu quả dài, xòe đều trông giống như bàn tay Phật mang hàm ý che chở, phù hộ con cháu trong gia đình.

Không chọn chuối chín. Lý do là chuối cần được trưng nhiều ngày trên ban thờ. Chuối chín sẵn sẽ nhanh chóng bị thối, rụng khỏi cuống, trông kém thẩm mỹ.

Nên chọn mua nải chuối đang xanh (màu xanh trong), quả chuối căng mẩy, hay còn gọi là béo. Đây là dấu hiệu chuối đã trổ mã, sắp chín, được chăm bón tốt nên đủ chất, ăn sẽ ngon ngọt. Ngược lại, không nên chọn nải chuối có quả bé, trông còi cọc hoặc màu xanh bạc. Quả bé thể hiện chuối có thể ra không chính vụ, không được chăm sóc tốt nên không những không đẹp mà còn ăn không ngon. Nhiều quả xanh là do cắt khi còn non nên rất khó chín.

Chọn chuối dâng tổ tiên ngày Tết cần nhất là vẫn còn nguyên râu ria. Theo đó, buồng chuối chăm đủ dinh dưỡng, bao nilon kỹ râu sẽ có phấn mốc trắng, ria màu đen tuyền. Còn kém dinh dưỡng râu sẽ bị rụng hoặc không có phấn mốc.

Nên lưu ý chọn nải chuối có quả cong lên. Theo những người trồng chuối, hình dạng của chuối liên quan rất nhiều đến độ già của chúng. Thực tế, để đảm bảo cung ứng cho dịp Tết, nhiều vựa chuối sẽ thu hoạch khi quả vẫn còn non (thường có hình dáng thẳng). Điều này giúp họ tránh được tình trạng hỏng, nát trong quá trình vận chuyển. Còn chuối đủ tuổi thu hoạch thường có độ cong nhất định do trong quá trình phát triển chúng có xu hướng vươn lên đón ánh Mặt trời. So với những quả chuối thẳng non, chuối cong khi chín sẽ có hương vị thanh nhẹ, ngọt mát hơn hẳn.

Chuối chín ép sẽ có vỏ vàng bắt mắt, không phải màu vàng đậm và trên vỏ không có các chấm nâu, đen. Ảnh minh họa.

Ngoài ra để có nải chuối đảm bảo an toàn chị em nên tham khảo thêm cách nhận biết chuối chín tự nhiên và chuối chín bằng hóa chất.

Chuối chín ép bằng hóa chất có vỏ vàng tươi đẹp mắt, nhưng điểm bất thường là ở cuống và núm đầu vỏ lại có màu xanh, không có màu vàng như phần vỏ. Nếu chuối chín tự nhiên sẽ có màu vàng đều từ núm cho đến cuống.

Chuối chín cây có đài tươi nhưng động vào sẽ rụng, ăn quả chuối ngọt. Chuối chín nhúng hóa chất có thể đài vẫn tươi, nhưng lắc không rụng, ăn mềm nhèo. Còn chuối xanh cắt sau đó để chín tự nhiên hay dấm hương, ủ trấu sẽ có đài hơi hanh, lắc quả không gãy hay rơi. Quả chuối dạng này sẽ có độ héo nhưng dẻo, vỏ hơi thâm nhưng bóc ra bên trong trắng nõn, ăn ngọt sắc và rắn đanh. Trong khi đó quả chuối dấm hóa chất sẽ nhanh rơi ra, ăn mềm nhèo.

Chuối chín tự nhiên sẽ có màu vàng sẫm và đốm chấm đen, nâu... Còn chuối chín ép sẽ có vỏ vàng bắt mắt, không phải màu vàng đậm và trên vỏ không có các chấm nâu, đen.

Chuối chín ép khi bóp nhẹ không cảm nhận được độ mềm và lúc bóc vỏ ra ăn sẽ không cảm nhận được vị ngọt, thơm như chuối chín tự nhiên. Nguyên nhân là bởi chuối chín ép bị kích thích nên phải chín sớm trước khi các yếu tố bên trong tạo được độ mềm như chuối chín tự nhiên.

Cách bày mâm ngũ quả đẹp ngày Tết :

Bật mí cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đơn giản, đẹp mắt. Bày biện mâm ngũ quả lên bàn thờ tổ tiên là một nét truyền thống mang đậm ý nghĩa.

Ở mỗi vùng miền khác nhau, thậm chí là mỗi gia đình khác nhau sẽ có những suy nghĩ và quan niệm khác nhau để bày trí mâm ngũ quả cho phù hợp. Thông qua tên gọi của năm loại trái cây, mỗi gia đình đều gửi gắm vào đó những mong muốn khác nhau cho năm mới.

Mâm ngũ quả bày mẫu.Mâm ngũ quả bày đĩa nhỏ.Mâm ngũ quả người miền Nam.Mâm ngũ quả cài hoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cach-mua-chuoi-xanh-bay-ban-tho-gia-tien-dip-tet-5678896.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY