Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách rã đông thịt cấp tốc, đảm bảo không mất chất, giữ nguyên vị ngọt

Có nhiều phương pháp rã đông thịt, bạn có thể tham khảo và áp dụng tùy theo nhu cầu.

Phương pháp rã đông chậm

Đây là cách rã đông thịt chính xác nhất. bạn chỉ cần bỏ gói thịt còn nguyên bao bì từ trong ngăn đá xuống ngăn mát trong vòng một đêm sau đó đem chế biến ngay. đây là phương pháp an toàn vì nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn thấp.

Nhược điểm của phương pháp này tốn nhiều thời gian. Do đó, nếu đang vội thì bạn không nên áp dụng cách này.

Rã đông thịt bằng lò vi sóng Ảnh minh họa.

Lò vi sóng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rã đông thịt. chỉ sau vài phút, thịt sẽ mềm trở lại và có thể đem ra chế biến. lưu ý, thịt sau khi được rã đông cần đem đi chế biến ngay. nhiều bà nội trợ có thói quen rã đông thịt bằng lò vi sóng, không dùng hết lại đem cất vào tủ lạnh. lúc này, vi khuẩn sinh sôi nhanh gấp nhiều lần và làm thực phẩm mất đi hương vị tươi ngon khi chế biến.

Ngoài ra, khi rã đông bằng lò vi sóng bạn cần chú ý đến thời gian và nhiệt độ. nếu để nhiệt độ quá thấp, miếng thịt sẽ rã đông chậm. nếu để nhiệt độ quá cao, lớp bên ngoài thực phẩm có thể bị chín còn phần bên trong vẫn đông đá. vì thế việc rã đông bằng lò vi sóng cần phải căn đúng thời gian và nhiệt độ phù hợp với khối lượng thực phẩm.

Rã đông thịt bằng giấm

Hãy chuẩn bị một chậu nước nhỏ. thêm một thìa muối và chút giấm ăn vào rồi khuấy đều. sau đó, thả miếng thịt cần rã đông vào chậu nước.

Giấm trắng chứa axit axetic có thể làm hạ thấp điểm đóng băng của nước, giúp thịt rã đông nhanh hơn. muối cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình rã đông của miếng thịt đồng thời giúp khử bớt vi khuẩn.

Khi rã đông thịt bằng muối và giấm trắng, bạn chỉ cần khoảng 5 phút là có thể đem thịt đi chế biến.

Cách này cũng giúp khử mùi tanh và giữ nguyên độ tươi ngon, vị ngọt của miếng thịt sau khi nấu.

Rã đông thịt bằng muối

Bạn hãy chuẩn bị một chiếc nồi lớn và đổ đầy nước ấm (khoảng 40 độ C) vào trong. Nhiệt độ nước không thấp hơn 30 độ (mức nhiệt đễ làm vi khuẩn sinh sôi) và không cao hơn 50 độ (mức nhiệt khiến thịt bị chín tái bên ngoài).

Sau đó, bỏ thêm 2 thìa muối vào nồi nước và khuấy đều.

Tiếp đến, cho miếng thịt đông lạnh vào nồi nước.

Cách này sẽ giúp làm tăng tốc độ rã đông của miếng thịt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/cach-ra-dong-thit-cap-toc-dam-bao-khong-mat-chat-giu-nguyen-vi-ngot-d299435.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-ra-dong-thit-cap-toc-dam-bao-khong-mat-chat-giu-nguyen-vi-ngot/20210102030129380)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Không ai muốn bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau bữa cơm ngày tết. Vì thế hãy trang bị cho mình những vũ khí đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa chuyện xấu xảy ra.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY