Chuyên đề hôm nay

Cách sơ cứu vết thương mạch máu

Vết thương mạch máu lớn thường gây thiếu máu cấp tính. Do mất máu nhanh và nhiều dễ dẫn tới sốc do mất máu.

Vết thương mạch máu thường do T*i n*n giao thông hay sinh hoạt: gãy xương chọc đứt mạch máu, chấn thương rách mạch máu; do bị đánh như: dao chém, lê hay kiếm đâm, do bom, mìn, đạn sát thương… Vết thương mạch máu lớn, nếu không cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị Tu vong.

Dấu hiệu phát hiện vết thương mạch máu lớn

Vết thương mạch máu lớn thường gây thiếu máu cấp tính. Do mất máu nhanh và nhiều dễ dẫn tới sốc do mất máu. Biểu hiện của sốc mất máu là: nạn nhân hốt hoảng, vật vã, lo âu, vã mồ hôi, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt và kẹt.

Với vết thương hở có máu chảy ra ngoài, máu có thể chảy vọt thành tia hoặc chảy rỉ đều dễ nhận biết. Nếu vết thương đã được garô hoặc băng, khi tháo ra, thấy máu chảy dữ dội cũng dễ chẩn đoán, nếu không thấy chảy máu thì phải cảnh giác, kiểm tra mạch đập để xác định có tổn thương mạch máu hay không.

Vết thương không chảy máu ra ngoài có thể gặp hai trường hợp: một là vết thương mạch máu đã ngừng chảy máu; hai là tụ máu dưới da.

Vết thương đứt mạch máu bàn tay trái
Vết thương mạch máu nhờ sơ cứu đã cầm được máu: nhìn chỉ như vết thương phần mềm, rất dễ bị bỏ qua. Vì vậy, bạn cần tìm dấu hiệu thiếu máu ngoại biên như: chi bị thương lạnh, nhợt, không có mạch hoặc mạch đập yếu hơn bên lành, vận động giảm hoặc mất.  Đôi khi vết thương mạch máu có thể tự cầm do: đầu mạch máu bị đứt co rút vào trong các tổ chức phần mềm, lớp nội mạc lộn vào trong lòng mạch, tạo điều kiện hình thành cục máu đông bịt đầu mạch máu lại.  Hoặc do yếu tố thần kinh phản xạ, các mạch máu ngoại biên co thắt lại, mạch máu trung tâm giãn nở ra làm cho huyết áp giảm xuống, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành và máu ngừng chảy.  Có khi do chảy máu quá nhiều làm cho huyết áp tụt cũng làm cho máu ngừng chảy, nhưng nếu không cầm máu ngay thì khi hồi sức, huyết áp lên máu lại tiếp tục chảy. Có trường hợp do khối máu tụ chèn ép các mạch máu làm cho máu ngừng chảy.   Tụ máu dưới da có hai hình thái: khối máu tụ lan rộng, đập theo nhịp tim, để lâu bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu.  Khối máu tụ khu trú: trường hợp điển hình nếu bị thương ở cẳng chân là bắp chân căng vì khối máu được các cân bao bọc chi hạn chế nên không to lên được nhưng rất căng, làm ngăn cản máu động mạch đến và máu tĩnh mạch về nên chi vùng ngoại vi lạnh, tím, không có mạch, rất đau, gọi là “garô bên trong”. Trường hợp này nếu không xử lý kịp thời sẽ gây hoại thư.  Khối máu tụ thường có biến chứng: bị nhiễm khuẩn, nung mủ gây ra triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau rất dễ nhầm với một áp-xe nóng; bọc máu tụ bị vỡ ra ngoài gây chảy máu dữ dội, đe doạ tính mạng của nạn nhân.

Vết thương mạch máu có thể gây biến chứng nguy hiểm như: Tu vong do thiếu máu cấp tính, nhiễm độc, hoại thư, co rút cơ, di chứng phồng động mạch và thông động - tĩnh mạch.

Sơ cứu như thế nào? 

Khi gặp nạn nhân bị vết thương mạch máu, bạn cần nhanh chóng sơ cứu để cứu sống nạn nhân bằng cách: đặt garô, băng ép, ép mạch máu. Cách làm các thủ thuật đó như sau: 

- Đặt garô là phương pháp cầm máu tốt nhưng đòi hỏi thực hiện đúng các quy tắc sau: Đặt chỗ dễ  nhìn thấy nhất, gần vết thương nhất, ưu tiên chuyển nạn nhân đến bệnh viện trước kèm theo phiếu ghi giờ đặt garô.  Trong quá trình đặt garô, cứ một giờ nới lỏng garô trong vài phút cho máu chảy xuống nuôi dưỡng phần dưới chỗ bị thương, sau đó lại tiếp tục siết garô khi máu bắt đầu chảy trở lại. Khi tháo garô để điều trị thực thụ phải chuẩn bị sẵn phương tiện để cầm máu và hồi sức.  Chỉ đặt garô trong các trường hợp sau đây: chi bị dập nát không còn khả năng bảo tồn; đặt garô ở nơi xảy ra T*i n*n, nhưng gần một bệnh viện, thời gian vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện dưới một giờ; đặt tạm thời trong một thời gian ngắn để chuẩn bị mổ.  - Băng ép cầm máu: Dùng một cuộn băng hay một chiếc khăn gấp nhỏ lại thành một cục đặt lên vết thương và băng ép lên trên để cầm máu, dùng băng cuộn băng chặt quanh chi cho đến khi không thấy máu thấm băng.  Băng ép cầm máu tốt nhất là dùng loại băng chun. Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện, có tác dụng cầm máu tốt lại không gây hậu quả xấu đối với vùng bị tổn thương.  - Dùng ngón tay ép lên mạch máu: Bạn dùng ngón tay ép lên đường đi của mạch máu phía trên (gần tim hơn vết thương) vào nền xương. Vị trí thường được dùng để ấn mạch: ở chi trên là sau xương đòn, nếu chảy máu của động mạch dưới đòn ở vùng vai, cánh tay.  Tại hõm nạch, nếu chảy máu của động mạch nách và động mạch cánh tay, ở vùng cánh tay. Tại bờ trong cơ nhị đầu, ở nếp gấp khuỷu, nếu chảy máu của động mạch quay và động mạch trụ, ở vùng cẳng tay.  Chi dưới: điểm giữa nếp bẹn, nếu chảy máu của động mạch đùi do vết thương ở dưới đùi. Tại hõm khoeo, nếu chảy máu của động mạch vùng cẳng chân…  Ngoài ra, bạn có thể gấp khuỷu tay hay đầu gối tối đa và ép vào thân để cầm máu, biện pháp này áp dụng khi chưa có điều kiện băng ép hoặc đặt garô.  Dùng kẹp cầm máu kẹp các mạch máu. Sơ bộ chống choáng: bằng cách ủ ấm cho nạn nhân, cho nạn nhân uống Thu*c trợ tim, giảm đau. Điều trị ở bệnh viện gồm: Hồi sức tích cực, trường hợp mất máu nhanh và nhiều phải vừa truyền máu vừa mổ để cầm máu. Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn và tiêm phòng uốn ván.  Tại chỗ: mở rộng vết thương để tìm đầu mạch máu bị đứt thắt lại, cắt lọc sạch những tổ chức dập nát ở phần mềm, lấy dị vật, máu tụ, loại bỏ các ngóc ngách của vết thương.  Áp dụng một trong những cách cầm máu vĩnh viễn như: thắt các đầu mạch máu bị đứt ở ngay vết thương; thắt mạch máu ở xa vết thương; ghép mạch máu; cắt cụt chi.

AloBacsi.vnTheo ThS. Trần Quốc An - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-so-cuu-vet-thuong-mach-mau-n16742.html)

Tin cùng nội dung

  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY