Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách soạn mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đơn giản và đầy đủ nhất

Ngày Rằm tháng Chạp khép lại một năm nên rất nhiều gia đình quan tâm đến việc phải chuẩn bị bài trí Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp sao cho chu đáo, được lòng Thần phật tổ tiên.

Thạc sĩ, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam tháng Chạp là từ để chỉ tháng cuối cùng của năm âm lịch (tháng thứ mười hai).

Đến tháng chạp này, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát để phòng ngừa đạo chích, trộm cắp.

Ngoài ra, theo quan niệm văn hóa dân gian, tháng chạp là tháng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị tai bay vạ gió. chính vì vậy, nhiều người hao của vì những lý do không đâu.

Do đó, nhiều gia đình đã sắp xếp mâm cỗ cúng rằm tháng chạp rất cẩn thận với hi vọng tai qua nạn khỏi, hết tai bay vạ gió.

Cách soạn mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đơn giản và đầy đủ nhất

Lễ cúng rằm tháng Chạp là cách để con người có thể đẩy lùi những thứ cũ kỹ sâu thẳm trong lòng.

Ngày rằm nói chung và ngày rằm tháng chạp nói riêng còn được biết đến với tên gọi ngày vọng. đây là thời điểm có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời, điều đó có nghĩa con người và thần linh, tổ tiên tương thông với nhau, những lời cầu nguyện của con người sẽ dễ được đề đạt hơn.

Lễ cúng rằm tháng chạp còn là cách để con người có thể đẩy lùi những thứ cũ kỹ sâu thẳm trong lòng. tùy theo từng tập tục của mỗi địa phương mà lễ cúng rằm tháng chạp lại có những quy định, thay đổi về thời gian khấn hay đồ lễ cúng khấn.

Cách soạn mâm cỗ cúng rằm tháng chạp

Giống như mâm cỗ ngày rằm trong năm khác, nâm cỗ cúng vào tháng chạp không cần chuẩn bị cầu kỳ, tốn kém mà chỉ cần thành tâm. đối với đồ lễ cúng rằm tháng chạp, thông thường chuẩn bị mâm lễ chay như:

Nến/đèn dầu

Nước sạch

Trầu cau

Hoa quả (thường dâng lên tổ tiên và thần linh quả dưa hấu, cam, chuối, bưởi, táo .... Khi mua, bạn nên lựa chọn những quả tươi, có hình thức đẹp)

Hoa tươi (hoa có ý nghĩa tâm linh là hoa huệ, hoa cúc nên bạn có thể mua hoa này)

Hương

Cách soạn mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đơn giản và đầy đủ nhất

Mâm cỗ cúng rằm tháng chạp vẫn tương tự như những ngày rằm khác trong năm.

Đối với một số gia đình muốn chuẩn bị tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị thêm lễ mặn.

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng chạp gồm những gì?

Theo quan niệm của người xưa, mâm cỗ cúng rằm tháng chạp thường gồm các món chính như: gà luộc, xôi đỗ hoặc xôi gấc, canh miến, giò hoặc chả, rượu gạo và một vài món mặn khác.

Gà luộc, gia chủ nên chọn gà trống. Bởi gà trống là biểu tượng của đức tính Trí, Dũng, Nhân. Xôi thì nên chọn xôi gấc, bởi xôi này có màu đỏ với mong muốn cầu xin sự bình an, may mắn cho gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.

Cách soạn mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đơn giản và đầy đủ nhất

Nhiều gia đình đã sắp xếp mâm cỗ cúng rằm tháng chạp rất cẩn thận.

Ngoài ra, nếu không có điều kiện chuẩn bị xôi gấc thì bạn cũng có thể chọn xôi đỗ hoặc bánh chưng để thay thế.

Tại một số vùng miền, mâm cỗ cúng rằm tháng chạp và các ngày lễ tết còn có thêm bát canh măng khô nấu cùng xương heo hoặc canh bóng bì....

Về món xào mặn thì gia chủ hoàn toàn có thể chọn thịt bò xào, thịt heo xào hoặc lòng mề gà xào giá... Tùy thuộc vào điều kiện mà bạn có thể chuẩn bị thêm hoặc thay thế các món trên mâm cỗ mặn cúng ngày rằm cuối cùng của năm.

Thời gian cúng

Không nên làmlễ cúng quá sớm hay quá muộn. Gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 14 cho tới ngày 15 âm lịch tháng Chạp.

Phải tắm gội sạch sẽ trước khi cúng

Trước khi làm lễ cúng rằm tháng chạp, người làm lễ thường phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/doi-song/cach-soan-mam-co-cung-ram-thang-chap-don-gian-va-day-du-nhat-50060.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-soan-mam-co-cung-ram-thang-chap-don-gian-va-day-du-nhat/20210126100201497)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Không ai muốn bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau bữa cơm ngày tết. Vì thế hãy trang bị cho mình những vũ khí đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa chuyện xấu xảy ra.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY