Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách sử dụng tỏi chữa cảm lạnh

Tỏi là loại gia vị có đặc tính chữa nhiều bệnh trong đó có cảm lạnh. Dưới đây là những cách sử dụng tỏi đơn giản để chữa cảm lạnh:
Nhai tỏi sống

Nhai tỏi sống là cách đơn giản và hiệu quả để chữa cảm lạnh. Bạn có thể nhai 3-4 tép tỏi nhiều lần trong ngày cho đến khi đạt kết quả như mong muốn

Tỏi trộn mật ong

Tỏi trộn mật ong là một bài Thu*c tự nhiên để tiêu trừ cảm lạnh và cúm. Cách này giúp giảm cảm lạnh nhanh chóng. Băm 2 tép tỏi và cho một ít mật ong vào trộn lên, dùng 2 lần/ngày để giảm cảm lạnh.

Tỏi hòa nước

sử dụng tỏi và nước có thể giảm nhanh chóng cảm lạnh. Băm 2 nhánh tỏi và cho vào một cốc nước. Khuấy đều và uống từng ngụm một. Làm cho đến khi hết cảm lạnh

Nước cam với tỏi

Uống tỏi cùng nước cam là cách công hiệu nhất để điều trị cảm lạnh và các triệu chứng của nó. Cắt các tép tỏi thành nhiều miếng cho vào nước cam. Uống trước khi đi ngủ. Cách này làm tăng thân nhiệt và giảm ngay lập tức các triệu chứng cảm lạnh.

Trà tỏi

Nhấm nháp vài tách trà tỏi mỗi ngày có thể làm giảm cảm lạnh và nhiều bệnh khác. Bạn thậm chí có thể thêm mật ong, chanh và gừng để tăng hương vị. Loại trà êm dịu này giúp tăng cường hệ miễn dịch, cùng với hàm lượng vitamin C, nó giúp giảm cảm lạnh nhanh chóng.

Tỏi với cà chua

Lấy 2-3 nhánh tỏi và nghiền cùng 2 quả cà chua, thêm một chút muối. Uống loại nước này giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh một cách nhanh chóng. Dùng nhiều lần cho đến khi bệnh giảm hẳn.

Súp tỏi

Súp tỏi có thể được chế biến bằng cách cho thêm dầu oliu. Uống súp tỏi 2-3 lần/ngày để loại trừ cảm lạnh, đồng thời phục hồi sức lực nhanh chóng sau cơn mệt mỏi do cảm lạnh gây ra.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsk
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-su-dung-toi-chua-cam-lanh-21815.html)
Từ khóa: cảm lạnh

Chủ đề liên quan:

cảm lạnh chữa cảm

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
  • Theo y học cổ truyền, chàm lá to có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, cầm máu...
  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, dùng vitamin hằng ngày làm giảm tới một nửa nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh thông thường khác.
  • Cảm lạnh là bệnh thường gặp do thay đổi thời tiết khi nóng - lạnh đột ngột.
  • Có nhiều điểm chung về triệu chứng nên nhiều người bay bị nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Thế nhưng hai bệnh này lại khác về bản chất và do đó, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY