Bệnh thường gặp hôm nay

Cách trị ngứa khi mang thai đơn giản lại hiệu quả ngay tại nhà

Những thay đổi về hormone, da bị kéo căng hay một vài bệnh lý có thể gây ra tình trạng ngứa khi mang thai. Tuy nhiên có nhiều liệu pháp trị ngứa cho mẹ bầu ngay tại nhà.

Mẹ bầu bị ngứa có phải bình thường?

Hầu hết là bình thường. khi da bị kéo căng để tạo khoảng trống cho thai nhi phát triển, đặc biệt ở vùng bụng và ngực, thì hiện tượng ngứa sẽ xuất hiện. ngoài ra, một số thay đổi khác của cơ thể khi mang thai cũng dẫn tới tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ ở da.

Do vậy, bạn nên thăm khám bác sỹ nếu thấy tình trạng ngứa và mẩn đỏ ngoài khả năng kiểm soát để biết chính xác xem bạn và con có bị ảnh hưởng tiêu cực nào hay không.

Nếu là mang thai lần đầu, bạn thường bỏ qua triệu chứng này. tuy nhiên, nếu hiện tượng ngứa kéo dài, thì nên báo với bác sỹ.

Nguyên nhân gây ngứa da ở mẹ bầu

Nếu đang mang bầu, bạn nên quan ngại về những vấn đề dù là nhỏ nhất. Bình thường, chuyện ngứa ngáy chẳng đáng để bận tâm, nhưng với bà bầu, đó cũng là nỗi lo xem có ảnh hưởng đến con hay không. Tuy nhiên, về cơ bản, ngứa da không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Rất ít trường hợp ghi nhận việc bị ngứa triền miên trong những quý thai kỳ cuối cùng có tác động tiêu cực nào. Tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của bệnh gan Obstetric Cholestasis (OC).

Triệu chứng điển hình của bệnh OC là ngứa, thường bắt đầu ở chân và tay. Sau đó, lan rộng tới toàn cơ thể. Ngứa nặng vào buổi tối. Triệu chứng khác gồm: nước tiểu sậm, có thể kèm theo vàng da.

Khi da bị kéo căng trong thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy bị ngứa ngáy, khó chịu. (Ảnh minh họa)

Ngoài việc tăng cân, thay đổi hormone, còn một số nguyên nhân khác gây ngứa ở bà bầu. Có thể kể tới như bệnh Sẩn phù ở phụ nữ có thai (Pruritic Urticarial Papules and Plaques of Pregnancy - PUPPP). PUPPP là bệnh sẩn ngứa ở phụ nữ có thai, thường bắt đầu ở 3 tháng cuối của thai kỳ, không ảnh hưởng tới thai nhi.

Bệnh viêm niệu đạo. Một số mẹ bầu bị ngứa và rát ở vùng *m đ*o. Tình trạng này có thể là do tình trạng viêm niệu đạo. Nguyên nhân có thể là bởi sự mất cân bằng về hormone, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.

Phát ban là tình trạng có thể xảy ra vào cuối quý thai kỳ thứ hai hoặc đầu quý thai kỳ thứ ba, cũng gây ra ngứa. Ban đầu xuất hiện vết như con trùng cắn, nhưng dần chuyển thành nhiều nốt nhỏ, gây ngứa khó chịu. Tình trạng hiếm gặp này lại gây ra tình trạng nguy hiểm như sảy thai hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển tứ chi của thai nhi.

Điều trị ngứa ngáy cho mẹ bầu tại nhà

Tắm bằng yến mạch

Đây là một trong những liệu pháp nên áp dụng nhất để mẹ bầu chưa trị ngứa da. cho một cốc yến mạch vào nước ấm cho đến khi tan, xoa lên dùng da bị ngứa, sẽ giảm triệu chứng nhanh chóng.

Chườm lạnh

Cách khác để trị ngứa cho bà bầu là sử dụng túi chườm lạnh. cách này đặc biệt hữu hiệu nếu bị viêm nhiễm một bộ phần nào đó trên cơ thể. nhiệt độ lạnh sẽ ngay lập tức giúp giảm cảm giác khó chịu vì ngứa.

Thảo dược

Bồ công anh là thảo dược hữu hiệu trong trường hợp bà bầu bị ngứa. Bởi lẽ loại thảo dược này đặc biệt tốt cho gan, hạn chế ngứa do tình trạng bệnh cholestatsis gây ra. Bồ công anh tự nhiên an toàn cho mẹ bầu.

Khăn tắm ẩm

Để giảm cảm giác ngứa ở bà bầu, nên sử dụng khăn tắm ẩm để phủ lên vùng da ngứa. Hoặc đặt khăn ở giữa phần ngực và bụng để nằm thư giãn. Mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Bột baking soda

Để giảm ngứa, rát, mẹ bầu có thể trộn bột baking soda với nước, tạo hỗn hợp đặc sệt, thoa lên vùng bụng hoặc khu vực bị ngứa. Bạn sẽ cảm thấy da mềm mại hơn, đỡ triệu chứng ngứa nhanh chóng.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng dầu massage, nước chanh để thoa lên vùng da ngứa. Công dụng sẽ phát huy sau vài phút.

cach tri ngua khi mang thai don gian lai hieu qua ngay tai nha - 2

Ngăn ngừa tình trạng ngứa da cho mẹ bầu

- Hãy đảm bảo da luôn được dưỡng ẩm, đặc biệt nếu bạn có làn da khô.

- Sử dụng lotion, xà bông hay sữa tắm và dưỡng ẩm không mùi. Tránh tắm nước quá nóng, gây khô ra.

- Không nên hoạt động ngoài trời quá nắng nóng. Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái. Không nên dùng dụng cụ chà xát để cọ mạnh vào da khi tắm.

- Uống nhiều nước, ít nhất 8 – 10 cốc mỗi ngày, vì vậy cơ thể không bị mất nước, làn da được giữ ẩm một cách tự nhiên.

- Không mặc quần áo ướt hay đồ bơi trong một thời gian dài liên tục.

Theo Nhật Minh (Dịch từ Stylecraze) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/cach-tri-ngua-khi-mang-thai-don-gian-lai-hieu-qua-ngay-tai-nha-c85a315771.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Bài Thuốc dân gian điều trị ngứa
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY