Tai - mũi - họng có liên quan mật thiết với nhau. vì thế khi trẻ bị viêm tai giữa, bạn cần giữ gìn vệ sinh cả ba bộ phận này.
Vệ sinh tai: Nếu tai trẻ bị chảy mủ, bận cần làm sạch tai cho trẻ. Dùng bông tăm lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu, có thể khiến tai bị tổn thương. Tuyệt đối không dùng bông nút kín tai để chặn nước mủ mà phải để dịch mủ thoát ra ngoài.
Vệ sinh mũi: Dùng nước muối S*nh l* rửa mũi cho trẻ hàng ngày. Nếu trời lạnh cần ngâm ấm nước muối trước khi nhỏ để trẻ không bị cảm lạnh.
Vệ sinh họng: rơ lưỡi, vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ. với trẻ lớn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
Chăm sóc trẻ viêm tai giữa cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. trẻ bị viêm tai giữa có thể khó chịu, quấy khóc, người mệt mỏi. bạn nên cho trẻ ăn thêm nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng. cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn được nhiều hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước hoa quả. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần tăng lượng sữa hàng ngày, cho trẻ bú nhiều hơn.
Ngoài ra khi trẻ sốt: Chườm ấm cho trẻ, mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi. Ở phòng thoáng mát, không đóng kín cửa kết hợp dùng Thu*c hạ sốt, giảm đau nếu trẻ sốt>38.5 độ C hoặc đau nhiều cách nhau 4 – 6 h theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Có nhiều cách chữa viêm tai tùy theo tuổi của trẻ nhỏ, bệnh sử và loại nhiễm trùng.
Nếu trẻ nhỏ khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống Thu*c giảm đau như paracetamol.
Nếu em không bị chảy mủ lỗ tai hay đã từng đặt ống trong tai, bác sĩ có thể cho một loại Thu*c nhỏ tai để giảm đau.
Bác sĩ có thể cho trẻ uống Thu*c kháng sinh, nên uống cho hết Thu*c để chắc chắn là đã hết nhiễm trùng.
Nếu viêm tai do siêu vi, kháng sinh sẽ không làm trẻ hết bệnh nhanh hơn. ngược lại dùng quá nhiều kháng sinh có thể tạo ra những vi trùng kháng Thu*c rất nguy hiểm.
Đặt ống trong tai: nếu trẻ nhỏ bị chất nhầy tích tụ sau màng nhĩ quá lâu khiến trẻ nghe không rõ, hoặc trẻ bị viêm tai rất nhiều lần, có thể bác sĩ sẽ đề nghị cho trẻ đặt ống trong tai. bác sĩ tai mũi họng sẽ rạch một đường nhỏ nơi màng nhĩ và đặt một ống nhỏ vào đó. ống này làm chất nhầy sau màng nhĩ chảy ra ngoài và giúp thăng bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa., trẻ sẽ nghe lại được ngay.
Trong vòng khoảng 1 năm, ống này sẽ tự động rơi ra và màng nhĩ tự lành. Trong thời gian chờ đợi, nếu trẻ đi bơi, sẽ phải bịt tai lại bằng “ear plug” và tránh đừng cho nước vào tai khi tắm hay gội đầu.
Dù trẻ có bị tái phát hay không các mẹ luôn ý thức phòng bệnh là tốt nhất, bởi vì bất kỳ dịch lỏng nào chảy vào tai giữa là trẻ bị viêm ngay:
Đầu tiên phải giữ vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ.
Nếu trẻ đang ở tuổi ăn dặm, các mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn nằm, vì rất có thể khi trẻ ho, sặc, thức ăn dạng lỏng dễ tràn lên tai giữa.
Nếu trẻ bị nôn, đặt trẻ nằm gối cao để dịch nôn không trào ngược vào tai giữa.
Nếu trẻ hay bị chảy nước mũi, ho có đờm cần phải điều trị khỏi dứt điểm. Với trẻ nhỏ thì dùng dụng cụ hút sạch nước mũi. Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn cách xì mũi, khạc đờm là tốt nhất. Tuy nhiên, cũng phải tầm hai tuổi bé mới làm được việc này.
Trong điều kiện thời tiết mùa đông khô hanh như ở miền bắc thì các mẹ nên nhỏ nước muối S*nh l* vào hốc mũi cho trẻ mỗi ngày để đường mũi được thông thoáng, đỡ viêm nhiễm. Mỗi sáng nhỏ vài giọt vào sâu trong miệng để sát trùng họng cho trẻ. Tuy nhiên, vào mùa đông bạn nên làm ấm dung dịch trước khi nhỏ sẽ tốt hơn.
Không để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói Thu*c lá hay người mắc bệnh về đường hô hấp vì trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ lây bệnh.
Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vài bông sạch thành hình sâu kèn, không dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết.
Đặt sâu kèn vào tai cho trẻ đến khi thấm ướt mủ rồi lấy ra.
Ðặt tiếp một “sâu kèn” mới khác, làm như vậy cho đến khi tai khô.
Làm khô tai theo cách trên ít nhất 3 lần/ngày cho đến khi tai khô. Thường phải làm từ 1-2 tuần tai mới khô hẳn.
Theo Hoàng Ly/ Gia Đình Việt Nam
https://giadinhvietnam.com/cach-ve-sinh-va-cham-soc-khi-tre-bi-viem-tai-giua-d162489.html
Theo Gia Đình Việt Nam
Link bài gốc
https://giadinhvietnam.com/cach-ve-sinh-va-cham-soc-khi-tre-bi-viem-tai-giua-d162489.html
Chủ đề liên quan:
bị viêm tai giữa cách chăm trẻ bị viêm tai giữa chăm sóc tai giữa trẻ bị viêm tai giữa vệ sinh viêm tai viêm tai giữa viêm tai giữa ở trẻ em