Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Cách xử lý khi bị tụt huyết áp

Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp thì tụt huyết áp cũng cần được đặc biệt quan tâm.

Biểu hiện của tụt huyết áp là: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mệt lả và rất muốn được nghỉ ngơi, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn, suy giảm khả năng T*nh d*c, da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi lạnh, thở dốc, nói như hụt hơi, nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày.

Thường các triệu chứng này hay đi kèm với các triệu chứng của các bệnh như: Tiêu chảy, đau bụng, sốt cao, lạnh run hay các bệnh mạn tính khác: Viêm phế quản mạn, xơ gan, suy tim, ung thư, tiểu đường.

Ảnh minh họa Các cách xử lý nhanh khi gặp người bị tụt huyết áp:

Về tư thế: Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tuỳ vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp).

Thực hiện sơ cứu: Hãy cho người bệnh uống 2 ly nước tương đương 480 ml, vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, ăn sô-cô-la, rau cần tây, nước nho…

Sử dụng Thu*c hỗ trợ huyết áp: Khi bị bệnh huyết áp, người bệnh phải lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng Thu*c hỗ trợ huyết áp như heptamyl, coramin… để sử dụng khi cần thiết. Theo khảo sát gần đây của Đại học Havard (Mỹ), sô-cô-la chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu, vì vậy sô-cô-la được mệnh danh là vị Thu*c cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp.

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt:

Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20-50 lần.

Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.

Phòng ngừa tụt huyết áp, phòng bệnh mùa hè dễ mắc như tiêu chảy, sốt xuất huyết. Khi mắc bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị để tránh những biến chứng có thể xảy ra, trong đó tụt huyết áp luôn luôn đồng nghĩa với tiên lượng nặng của bệnh.

Người bệnh sốt kéo dài từ 10 ngày trở lên, nhất thiết phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh bỏ sót những bệnh nhiễm khuẩn nặng như: Nhiễm khuẩn đường mật, áp xe phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà khi tụt huyết áp có nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng (sốc nhiễm khuẩn). Ở giai đoạn này, mặc dù điều trị rất vất vả và tốn kém nhưng nguy cơ Tu vong lại rất cao.

Người bệnh tăng huyết áp đang được điều trị bằng Thu*c, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị những dấu hiệu bất thường của mình khi huyết áp đổi tư thế để được phát hiện kịp thời triệu chứng tụt huyết áp tư thế. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại Thu*c cũng như liều lượng Thu*c đang dùng, đồng thời sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp cho bệnh nhân. AloBacsi.vn Theo BS Nguyễn Chung - Nông Nghiệp Việt Nam
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-xu-ly-khi-bi-tut-huyet-ap-n56354.html)

Tin cùng nội dung

  • Tăng huyết áp là một chứng bệnh thường gặp tại cộng đồng, ngoài những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... ảnh hưởng đến công tác và lao động, nghiêm trọng hơn, nếu không được kiểm soát và điều trị tốt, tăng huyết áp dễ gây tai biến mạch máu não để lại di chứng liệt và tàn phế, thậm chí gây Tu vong.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY