Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Cải lương Hà Nội xưa

Trong nghệ thuật cải lương có câu “Nam cương, Bắc ứng”, có nghĩa là các nghệ sĩ cải lương miền Nam rất giỏi diễn cương, họ không cần kịch bản, còn nghệ sĩ cải lương miền Bắc thì rất giỏi ứng đối. Gọi là cải lương Bắc (hát theo giọng Bắc) nhưng thực ra là cải lương Hà Nội, vì Hà Nội là nơi đầu tiên ở miền Bắc du nhập bộ môn nghệ thuật này.

Rạp Chuông Vàng xưa.

Đầu những năm 20 của thế kỷ xx, dù lớp người cao tuổi ở hà nội vẫn mê chèo nhưng một số thanh niên lại thích cải lương nên họ đã mua các đĩa hát do hãng thu âm của pháp là pathé và béka sản xuất để nghe rồi hát theo. từ thích đến yêu nên họ đã lập ra các nhóm cải lương nghiệp dư. hai trong số các nhóm nghiệp dư có tiếng tăm thời bấy giờ là “tài tử đồng ấu” và “tài tử phố hàng giấy”. đến năm 1926, hà nội vẫn chưa có cải lương mang tính chuyên nghiệp.

Năm 1927, “nghĩa hiệp ban” - gánh cải lương đầu tiên ở sài gòn ra hà nội biểu diễn ở rạp quảng lạc (nay là số 8 phố tạ hiện), vốn là rạp chuyên diễn chèo. trong 4 đêm diễn này, khán giả chen chúc mua vé. chủ rạp quảng lạc nhìn thấy cơ hội thành lập gánh hát của riêng mình nên gây khó khăn cho “nghĩa hiệp ban” bằng cách tăng tiền thuê rạp, đồng thời bí mật dụ dỗ một số đào kép chính. biết mưu mô của chủ rạp quảng lạc, bầu gánh nguyễn văn đẫu bất bình liền thuê rạp thăng long trên phố hàng bạc (sau đổi tên là rạp chuông vàng, nay là nhà hát cải lương hà nội) diễn liền 7 tối.

Thấy diễn cải lương đông khách nên chủ rạp chiều chuộng ông bầu nguyễn văn đẫu, đổi tên rạp thăng long thành cải lương hí viện rồi sau đó là tố như. cay cú nhưng chủ rạp quảng lạc vẫn không từ bỏ tham vọng, tiếp tục lôi kéo đào kép và ông ta đã thành công khi quảng lạc là rạp đứng chân thường xuyên của các gánh hát từ nam ra.

Năm 1932, gánh cải lương phước cương ra hà nội thuê rạp philharmonique (nay là nhà hát múa rối thăng long, phố đinh tiên hoàng) để diễn. dân chúng hà nội đổ xô mua vé xem cô năm phỉ “mặc váy nhảy valse” đóng vai bàng quý phi. vì diễn ở hà nội khán giả luôn kín rạp nên nhiều gánh cải lương ở sài gòn năm nào cũng ra lưu diễn. cũng trong thời gian này, nhiều thanh niên hà nội có giọng hát hay đã khăn gói vào sài gòn theo các gánh hát để học.

Một trong những người đầu tiên trở thành diễn viên chuyên nghiệp là sỹ tiến. ông là diễn viên người bắc duy nhất của gánh “tân hí ban” ở sài gòn. biết rạp chuyên diễn chèo sán nhiên đài (nay là 50 phố đào duy từ) của ông bầu trương văn tố cũng có ý thành lập gánh cải lương nên ông đẫu đã nhường lại một số đào kép và “nghĩa hiệp ban” tan rã. để tiết kiệm chi phí và có ngay diễn viên tham gia các vở, chủ rạp đã nhờ chính các diễn viên, nhạc công của “tân hí ban” truyền nghề cho người có thanh có sắc ở hà nội mong muốn theo nghiệp cải lương. và rồi cả sán nhiên đài và quảng lạc đều có diễn viên nam diễn chung với diễn viên bắc mà hát không hề chênh giọng. đó là những bước đi đầu tiên của cải lương hà nội.

Nghệ sĩ Sỹ Tiến và đồng nghiệp trước giờ biểu diễn tại rạp cải lương Chuông Vàng.

Hầu hết các vở cải lương đều khai thác các đề tài có nội dung éo le, bi thảm, khốn khổ của đàn bà nên thu hút rất đông các bà, các cô đi xem. có loại khán giả rất đắm đuối với cải lương, đó là các cô làm nghề hát cô đầu. cải lương sinh ra cứ như dành riêng cho họ, vì thế, chỗ nào có nhiều nhà hát cô đầu, nhà săm thì thế nào cũng có rạp cải lương.

Đối diện với ngõ vạn thái, ngõ nổi tiếng về hát cô đầu ở phố bạch mai có rạp lý vịt, thực ra là rạp lạc thành (sau chuyển thành rạp chiếu bóng bạch mai), nhưng vì ông chủ họ thành này là lý trưởng lại có lò ấp vịt giống nên người ta gọi như vậy. năm 1938 xuất hiện rạp cải lương nằm ở phố đại la gần ngã tư trung hiền (nay là ngã tư mơ) vì khu vực này có vài chục nhà hát với hơn 200 cô đầu. còn gần cầu mới (ngã tư sở), năm 1941 xuất hiện rạp thiên xuân đài, chuyên diễn cải lương. vì khán giả bỏ chèo chuyển sang cải lương nên năm 1943, hà nội đã có 16 gánh hát cải lương lớn nhỏ.

Tháng 12-1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dân phố tản cư về các vùng quê. một số gánh hát về diễn ở nông thôn cầm cự chờ ngày trở lại nên các rạp phải đóng cửa. đầu năm 1948, dân lác đác trở về, hà nội dần đông đúc và các rạp lại sáng đèn. lúc này các vở chủ yếu lấy tích cổ của trung hoa và việt nam. năm 1951, nhiều vở cải lương mô phỏng theo phim mỹ nên người ta gọi là la mã diễm huyền. hai đoàn kim phụng và kim chung khá đông khách.

Năm 1954, nhiều diễn viên và chủ gánh hát di cư vào nam. nghệ sĩ mộng dần ở đoàn kim chung không di cư đã vận động một số diễn viên tiếp tục hát nên được gọi là kim chung mới. năm 1957, kim chung mới đổi thành chuông vàng còn kim phụng vẫn giữ nguyên tên và cả hai trở thành các đoàn cải lương do sở văn hóa hà nội quản lý.

Nguồnnhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn

Link bàigốc

http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xua-va-nay/823866/cai-luong-ha-noi-xua

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/cai-luong-ha-noi-xua-73745.html)

Chủ đề liên quan:

cải lương hà nội

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY