Phòng, chống dịch COVID-19, khuyến cáo người dân hạn chế ra đường, đến nơi đông người. Bác sĩ Dư Huỳnh Hồng Ngọc, Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản- IVF Phương Châu cho rằng đây là cơ hội mà các cặp vợ chồng đang mong con nên tận dụng.
Theo bác sĩ Dư Huỳnh Hồng Ngọc, muốn có con, bác sĩ thường khuyên vợ chồng tăng cường quan hệ cách ngày để tăng cơ hội có con. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 2010, sau mỗi 48 giờ xuất tinh một lần là ngưỡng tinh trùng tốt nhất. Tuy nhiên, do công việc nên không phải cặp vợ chồng nào cũng thực hiện điều này. Khi có dịch COVID-19- một điều kiện tuyệt vời để vợ chồng ở nhà thường xuyên hơn làm tăng cơ hội có con. Ngoài ra, ở nhà, ít bị ảnh hưởng bởi stress do giảm áp lực công việc nên cũng là một lợi điểm khi mong con.
Có một số nghiên cứu trên các cặp vợ chồng điều trị mong con đang thụ tinh trong ống nghiệm cho thấy, việc tập luyện yoga, thiền góp phần cải thiện sức khỏe sinh sản nam và nữ, làm tăng cơ hội đậu thai tự nhiên và thai hỗ trợ sinh sản. Trong thời gian mong con, nhất là ở nhà thường xuyên, không nên để thừa cân (BMI trên 23), béo phì (BMI trên 30) sẽ làm giảm chức năng S*nh l*. Với nữ, việc tăng cân ở phụ nữ có buồng trứng đa nang, làm giảm khả năng rụng trứng. Với nam, tăng cân, kèm với tăng axit uric- cholesterol ảnh hưởng bất lợi đến khả năng sinh sản.
Từ những khuyến cáo trên, với các cặp vợ chồng mong con vào thời điểm này, bác sĩ Hồng Ngọc cho rằng các cặp vợ chồng nên tận dụng khoảng thời gian hạn chế ra đường để quan tâm đến vợ/chồng mình nhiều hơn, giảm stress (trồng cây, dọn dẹp nhà, nấu ăn, đọc sách, nghe nhạc…), học yoga, thiền (khóa học online), ăn, uống dinh dưỡng… làm tăng cơ hội có thai. Tuy nhiên, thời gian mong con kéo dài 1 năm mà chưa có thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, tìm nguyên nhân.
Một số cặp vợ chồng cũng lo ngại liệu virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19 có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không? Đến thời điểm này, chưa có nghiên cứu, báo cáo nào chứng minh có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ. Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19, sinh con ra bình thường nhưng đến thời điểm này, số ca mang thai nhiễm rất ít nên chưa chắc chắn được điều gì.
Với nam, virus Corona chủng mới, cùng họ với virus MERS, SARS. Đây là những chủng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Sau đợt dịch MERS, SARS trong quá khứ, sau khi nam giới bị nhiễm virus thì khi thử tinh dịch đồ, cho thấy số lượng và chất lượng tinh trùng giảm.
Đến thời điểm này, COVID-19 còn rất nhiều “ẩn số” cần tiếp tục khám phá, nghiên cứu. Trong giai đoạn này, y học chưa có những khuyến cáo nên làm gì khi nam, nữ trong độ tuổi sinh sản nhiễm COVID-19. Thầy Thu*c khuyến cáo, khi nam giới trong độ tuổi sinh sản nhiễm COVID-19, sau khi khỏi bệnh, nên đi kiểm tra chất lượng, số lượng tinh trùng. Nếu có điều kiện kinh tế nên trữ lạnh mẫu tinh trùng. Sau 1 năm nếu chất lượng, số lượng tinh trùng giảm thì dùng mẫu trữ đó để dành có con. Đó là cách bảo vệ khả năng sinh sản.
Nhìn chung, thiên tai dịch bệnh sẽ xuất hiện ở một thời điểm nào đó và một nơi nào đó trong cuộc đời. Giảm stress bằng những việc đơn giản tại nhà như dọn dẹp, yoga, thiền, làm vườn, đọc sách sách… giữ cho đầu óc luôn vui vẻ và hạnh phúc thì việc chào đón “thiên thần nhỏ” chỉ là việc sớm hay muộn.
Chủ đề liên quan:
Bác sĩ Dư Huỳnh Hồng Ngọc cải thiện cải thiện sức khỏe Cải thiện sức khỏe sinh sản chống dịch Covid 19 phòng sinh sản sức khỏe sức khỏe sinh sản Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVF Phương Châu