Khady ballo, 21 tuổi, sinh viên luật ở thị trấn montpellier, miền nam nước pháp, cho biết: "có cảm giác chúng tôi như những con chuột bạch. tôi sẽ không tiêm vaccine dù nó được phê duyệt lại".
Maria grazia del pero, 62 tuổi, lao động ngành du lịch ở milan, chia sẻ: "trước khi có vấn đề xảy ra, tôi rất ủng hộ tiêm chủng. giờ thì tôi không tiêm vaccine đâu, vì nó như trò tung đồng xu may rủi vậy".
Liên minh châu âu được biết đến với hình tượng trỗi dậy mạnh mẽ sau các cuộc khủng hoảng. song chương trình tiêm chủng chậm chạp, việc đình chỉ sử dụng astrazeneca có nguy cơ tạo ra một thảm họa, đe dọa hình tượng bấy lâu.
Có vẻ Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) sẽ sớm tuyên bố vaccine an toàn, song hàng triệu người đã bị lung lay và do dự vì quyết định đình chỉ tiêm phòng trước đó.
Tiêm phòng Covid-19 cho 450 triệu dân EU chưa bao giờ là nhiệm vụ đơn giản, đặc biệt khi liên minh hầu như không có chính sách y tế chung trước đại dịch. Sự đình trệ và nhầm lẫn trong khâu mua bán vaccine, tiếp đến là cấp phép chậm, vấn đề giao hàng và các ca Tu vong sau tiêm khiến chính phủ châu Âu rơi vào thế bị động, người dân quay cuồng trước những tuyên bố mâu thuẫn.
Một điểm tiêm tại milan hôm 15/3, trước khi italy đình chỉ sử dụng. ảnh: ny times
Giới chức Pháp vài ngày trước đã ngừng tiêm vaccine AstraZeneca. Làn sóng sợ hãi tăng nhanh chóng, ngay cả khi chính phủ cố gắng trấn an người dân rằng sản phẩm an toàn. Cuộc thăm dò của Viện Elabe, công bố hôm 16/3, cho thấy hiện chỉ 20% người Pháp tin vào vaccine AstraZeneca, 58% hoài nghi và 22% trung lập.
"Tôi tin tưởng AstraZeneca, tôi tin tưởng vaccine", Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, phát biểu trong một cuộc họp báo ở Brussels. Song lời trấn an này không đủ để thuyết phục số đông đang thất vọng về chính sách.
được sử dụng trở lại.
Roberto burioni, chuyên gia virus hàng đầu italy, nhận định: "niềm tin về vaccine của người italy bị tổn hại sâu sắc, không chỉ đối với vaccine mà còn với nhà chức trách. các quyết định thay đổi chóng mặt chỉ làm gia tăng sự lo ngại của họ". giờ thì một phán quyết "tất cả đều ổn" từ ema vào 18/3 này có lẽ không đủ để cứu vãn tình hình, ông nói thêm.
Các nước bắt đầu lo ngại về vaccine sau khi ghi nhận một số trường hợp đông máu bất thường. song các nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý Thu*c chưa tìm ra bằng chứng cho thấy hiện tượng này liên quan đến tiêm chủng. tuần này, tuyên bố tương tự, dựa vào hồ sơ sức khỏe của 17 triệu người đã sử dụng vaccine.
Cảnh tượng anh tăng cường tiêm chủng với tốc độ gấp ba lần pháp khiến nhiều quốc gia đặt câu hỏi, đặc biệt khi nước này vừa rút khỏi khối eu chưa đến một tháng. thực tế, sự hoài nghi với vaccine từ lâu đã trở thành vấn đề nổi cộm ở pháp. làn sóng e ngại lan rộng vào cuối năm ngoái. tháng 12, chưa đến một nửa dân số sẵn sàng tiêm chủng. theo cuộc thăm dò của công ty nghiên cứu thị trường harris interactive, con số này đã tăng lên 64% sau đó, ở thời điểm các vụ đông máu chưa xảy ra. tuy nhiên, ngay cả khi ấy, sự tin tưởng đối với vaccine nói riêng cũng thấp hơn mặt bằng chung, chỉ ở mức 43% dân số. giờ đây, tỷ lệ này giảm xuống còn một nửa.
Tình hình tại đức tương tự, dù số ca Tu vong vì covid-19 thấp hơn pháp. ulrich weigeldt, người đứng đầu hiệp hội bác sĩ đa khoa đức, nói: "việc ngừng sử dụng vaccine khiến hình ảnh của nó bị tổn hại, từ đó cản trở chiến dịch tiêm chủng ở đức từ những ngày đầu".
Người anh vẫn khá tin vào vaccine astrazeneca, hàng triệu người đã tiêm chủng. corinne taddei, 60 tuổi, một huấn luyện viên karate ở paris cho biết: "tôi chắc chắn sẽ tiêm vaccine nếu nó được dùng lại". theo bà, tiêm phòng là "giải pháp duy nhất cứu thế giới khỏi đại dịch".
Maria Paraskevoula, một giáo viên 52 tuổi ở Athens, cũng không bị ảnh hưởng bởi các tin tức tiêu cực. "Tôi sẽ dùng bất cứ loại vaccine nào, AstraZeneca, Pfizer, tôi không quan tâm. Từ những gì đã biết, tôi cho rằng khả năng xảy ra vấn đề là rất thấp. Luôn có những rủi ro, nhưng nó không thể so với việc đi loanh quanh rồi chờ mắc bệnh", bà nói.
Phòng chờ để theo dõi những người vừa tiêm vaccine tại Viện dưỡng lão Versailles, Pháp, tháng 2/2021. Ảnh: NY Times
Tuần trước, khi có tin hai người đàn ông Sicily và một sĩ quan hải quân Italy Tu vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca, khu vực Tuscany có 4.100 lượt hủy lịch tiêm phòng trong một ngày, chiếm khoảng 12% số đã đăng ký tiêm trong tuần trước đó. Sau vài ngày, lịch bị hủy đã được chuyển cho những người khác có nhu cầu tiêm.
Tình trạng hỗn loạn xảy ra trong thời điểm khó khăn, khi châu Âu đối mặt với "làn sóng Covid-19" thứ ba do biến thể nCoV. Tốc độ phục hồi kinh tế tại lục địa có thể chậm hơn nhiều so với Mỹ.
Với làn sóng bất bình trải khắp quốc gia và cuộc bầu cử Tổng thống năm tới, chính phủ Pháp dao động giữa quyết định tiếp tục phong tỏa hay để nhà hàng hoạt động sau giờ giới nghiêm kể từ ngày 15/4. Mục tiêu của đất nước là tiêm phòng ít nhất một mũi cho khoảng 10 triệu người vào giữa tháng 4 - có vẻ khá tham vọng so với tình hình hiện tại, khi mới chỉ 5,6 triệu người nhận vaccine. Song các nhà chức trách Pháp vẫn cho rằng điều này là khả thi, giữa bối cảnh ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca.
Hơn một năm kể từ khi châu Âu lần đầu phong tỏa, triển vọng chấm dứt cuộc khủng hoảng sức khỏe vẫn còn rất xa. Laura Cerchi, giáo viên tại một trường tiểu học ở ngoại ô Florence, vừa tiêm liều vaccine đầu tiên hồi tháng 3, cho biết: "Tôi chưa bao giờ là người phản đối tiêm chủng. Nhưng tình hình rối ren khiến tôi tự hỏi liệu mình có nên tiêm liều thứ hai hay không. Những thông điệp mâu thuẫn khiến lòng tin của tôi lung lay".