Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Cần quan tâm đúng mức tới nước thải sinh hoạt ở nông thôn

Hiện nay, nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi ở các vùng nông thôn đa phần thải trực tiếp ra môi trường hoặc là tự thấm mà chưa được thu gom, xử lý triệt để đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Đã xuất hiện những “dòng sông ch*t” do lượng nước thải lớn gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, sức khỏe, sinh hoạt, và hoạt động sản xuất của người dân.

Tại phiên phiên thảo luận các vấn đề liên quan tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội kỳ họp thứ 10, quốc hội khóa xiv, ngày 4-11, đại biểu vũ thị nguyệt (hưng yên) đã đề cập đến thực trạng ô nhiễm môi trường do nước thải trong sinh hoạt và chăn nuôi ở khu vực nông thôn ở nhiều địa phương.

Theo đại biểu, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã mang lại hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt ở nhiều vùng nông thôn.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, các vùng nông thôn vẫn còn rất nhiều các vấn đề cần được quan tâm và cần sớm có phương án giải quyết để nâng cao chất lượng đời sống của người dân, trong đó có vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực nông thôn.

Riêng đối với rác thải sinh hoạt, hiện nay các địa phương đã có nhiều giải pháp từ phân loại, thu gom, xử lý nhưng đối với nước thải thì hiện nay, lượng nước thải ở khu vực nông thôn thải ra môi trường rất lớn, gây ô nhiễm môi trường sống, làm ô nhiễm các dòng sông, nguồn nước dùng trong sinh hoạt và cả sản xuất nông nghiệp.

“thực tế, khi về các vùng nông thôn thì không khó để có thể thấy tình trạng nước thải sinh hoạt chảy tràn ra đường, ao hồ, sông ngòi, vừa xấu về hình ảnh và vừa gây khó chịu do mùi, rất nhiều hệ thống kênh mương có chiều dài vài km cũng có tình trạng như vậy. hình ảnh những con sông êm đềm, xanh ngát đã dần dần thay thế bằng những dòng sông ch*t, bởi chúng phải hứng chịu chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi của người dân, bên cạnh nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu làng nghề. lượng nước thải này ngấm xuống đất làm ô nhiễm không chỉ nước mặt mà đối với cả nước ngầm, tồn tại từ năm này sang năm khác, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh hoạt, môi trường sinh thái cũng như sản xuất của người dân”, đại biểu vũ thị nguyệt phản ánh.

Hiện nay, nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi chỉ có một phần nhỏ là được xử lý, còn đa phần là thải trực tiếp ra môi trường hoặc tự thấm mà chưa được thu gom, xử lý triệt để đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. nhiều cuộc giám sát về chất lượng nước mặt của các cơ quan chức năng cho thấy có nhiều thông số nguy hại vượt quy chuẩn quốc gia về môi trường. dẫn số liệu nghiên cứu của viện nước tưới tiêu và môi trường ở một địa phương về nước mặt, nước ngầm và hệ thống tưới tiêu cho thấy ở ao, hồ, đại biểu cho biết, có khoảng 13% mẫu nước ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng và không sử dụng được cho một mục đích nào, 25% chỉ sử dụng được cho mục đích giao thông thủy lợi, có 48% có thể sử dụng được cho mục đích tưới tiêu và chỉ có khoảng 18% có thể sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt. đối với nguồn nước ngầm thì các chỉ tiêu về xitrat, mangan, sắt, chì đều vượt các ngưỡng tiêu chuẩn.

“đây không phải là con số đại diện cho tình trạng nguồn nước chung trên cả nước nhưng cũng là những con số rất có ý nghĩa để chúng ta phải suy ngẫm. bởi ở nông thôn thì đây là nguồn nước chính phục vụ cho tưới tiêu, cây trồng cũng như phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”, bà nguyệt cho biết.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn có tác động rất lớn tới cuộc sống của người dân, về cảnh quan môi trường, về nguồn nước sinh hoạt, và nhất là ảnh hưởng tới cây trồng, nuôi trồng thủy sản.

Mặc dù, đây là nguồn ô nhiễm chất hữu cơ nhưng khi lượng chất hữu cơ này vượt quá khả năng tiếp nhận nguồn nước thì sẽ tiêu thụ hết hết lượng ôxy, dẫn đến các loài thủy sản không có ôxy và bị ch*t. Tình trạng cá ch*t hoặc giảm năng suất, chất lượng của các loài thủy sản cũng là khá phổ biến.

Số liệu điều tra ở vùng có ô nhiễm cho thấy, phụ nữ ở các khu vực này mắc các bệnh về phụ khoa và da liễu tăng. Tỷ lệ người dân mắc các bệnh về đường tiêu hóa, ung thư tăng và thực tế chúng ta cũng từng nghe nói tới các làng ung thư.

Nguyên nhân, theo đại biểu, là có cả yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó, do lượng rác thải và mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải ngày nay càng tăng; nước thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn hầu như chưa được xử lý mà đều để tự ngắm hoặc là đổ thẳng ra môi trường; đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn chưa được quan tâm ở các giai đoạn trước đây, rất nhiều địa phương chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cũng như là nước thải trong chăn nuôi.

Bên cạnh đó, người dân chưa thực sự ý thức được trách nhiệm và vai trò trong việc quản lý nguồn nước thải cũng như chưa được hướng dẫn một cách đầy đủ các biện pháp để xử lý các nguồn nước thải này; tình trạng các hộ chăn nuôi lớn vẫn còn nằm xen kẽ ở trong các khu dân cư. công nghệ và chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải và cơ chế vận hành của các công trình này thì còn hạn chế.

Trước thực trạng môi trường nông thôn bị rác thải sinh hoạt, chăn nuôi gây ô nhiễm thì người dân cũng hết sức bức xúc và nhiều lần kiến nghị tới các cấp chính quyền. đặc biệt là, trong các buổi tiếp xúc cử tri của nhiều đoàn đại biểu quốc hội thì cử tri cũng phản ánh nội dung này.

Thực tế ở các địa phương thì chính quyền cũng đã vào cuộc, cũng đã có bước đầu xử lý nước thải ở khu vực nông thôn như là mô hình xử lý nước thải theo hộ hoặc một số hộ gia đình. một số loại mô hình xử lý bước đầu cho kết quả khả quan thì số lượng còn rất là ít, còn một số các loại mô hình khác cho hiệu quả thấp do cách vận hành chưa đúng, chưa bài bản cũng như là thiếu nguồn lực để có thể duy trì các công trình này.

Để giải quyết được thực trạng trên, góp phần xây dựng các mục tiêu về nông thôn mới một cách bền vững hơn, đại biểu kiến nghị, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc kiểm soát nguồn nước thải từ chính gia đình cũng như từ khu vực xung quanh.

Chính quyền các địa phương cần có phương án và quyết liệt di dời các hộ chăn nuôi còn xen kẽ trong các vùng dân cư ra khu vực tập trung riêng để thuận tiện cho việc thu gom cũng như là xử lý nước thải về chăn nuôi.

Ngoài ra, theo đại biểu, cần áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp và nhà nước cần phải hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình thu gom, xử lý nước thải và đặc biệt là hỗ trợ kinh phí để có thể duy trì vận hành các công trình này.

LÊ HÀ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/vi-moi-truong-xanh/can-quan-tam-dung-muc-toi-nuoc-thai-sinh-hoat-o-nong-thon-623197/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY