Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cần tây vừa là món ăn ngon bổ vừa là Thuốc chữa bệnh nhưng cấm kỵ ăn với những thực phẩm này

Cần tây không chỉ giàu chất dinh dưỡng, bao gồm protein, carbohydrate, caroten, vitamin B, canxi, phốt pho, sắt, natri... mà còn có những giá trị y học nhất định.

Bác sĩ Dương Đào, trưởng Khoa Tổng hợp của Bệnh viện nhân dân số 5 Dư Hàng, Chiết Giang, Trung Quốc chia sẻ một câu chuyện về bệnh nhân của mình: Anh Vương, 40 tuổi vào viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội. Sau khi khám, bác sĩ phát hiện anh bị rối loạn chức năng tiêu hóa.

Sau khi tìm hiểu, được biết, trong bữa ăn trưa, anh đã ăn một đĩa lớn thịt thỏ xào với cần tây. bác sĩ cho biết, đây chính là nguyên nhân khiến anh vương bị đau bụng, tiêu chảy. bác sĩ dương đào nói, cần tây rất tốt, tuy nhiên không thể ăn với một số thực phẩm như thịt thỏ, cà rốt, dưa chuột...

Tác dụng của cần tây đối với sức khỏe

Cần tây có chứa nhiều hoạt chất dược lý, bao gồm: flavonoid, hợp chất dầu bay hơi, axit béo không no, chất diệp lục, dẫn xuất coumarin...

- chất apigenin trong cần tây có tác dụng chống khối u, chống viêm, chống oxy hóa, hạ huyết áp, giãn nở mạch, ổn định huyết áp nên đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, viêm nhiễm và các bệnh về khối u trong cơ thể thì ăn nhiều rau cần tây là rất tốt.

- cần tây có chứa hàm lượng canxi và phốt pho cao nên có tác dụng tăng cường sức khỏe của xương, ngăn ngừa loãng xương ở bệnh nhân cao tuổi.

- ngoài ra, cần tây chứa hàm lượng chất xơ cao nên có tác dụng hỗ trợ nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa, giúp bài tiết rác thải trong cơ thể, rất tốt cho người bị táo bón. đồng thời, cần tây tạo ra chất chống oxy hóa sau quá trình tiêu hóa, giúp ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột, làm giảm sự tiếp xúc và hấp thụ các chất có hại trong ruột, có tác dụng gián tiếp ngăn ngừa khối u đường ruột.

Cần tây vừa là thực phẩm vừa là Thuốc tốt cho sức khỏe, nhưng cấm kỵ ăn cần tây với những thực phẩm này - Ảnh 1.

Cần tây chứa hàm lượng chất xơ cao nên có tác dụng hỗ trợ nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa, giúp bài tiết rác thải trong cơ thể, rất tốt cho người bị táo bón.

- cần tây rất giàu kali, sắt,… ăn thường xuyên có thể đóng vai trò bổ sung kali và sắt, tuy nhiên vì rất giàu kali nên bệnh nhân mắc bệnh thận nên ăn ít hơn, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. cần tây có chứa chất có thể trung hòa axit uric, bạn có thể thường xuyên ăn cần tây luộc để ngăn ngừa bệnh gút.

- theo quan điểm của y học cổ truyền trung quốc, cần tây có tính chất làm dịu gan và thanh nhiệt, xua tan phong hàn, tiêu sưng, cầm máu, giải độc và bổ phổi, tăng cường sinh lực cho dạ dày và máu, thông ruột, giảm tiêu chảy, làm ẩm phổi, giảm ho, hạ huyết áp, bổ não và an thần.

- chúng ta khi ăn cần tây chủ yếu ăn thân cây, lá thường bị vứt bỏ, tuy nhiên lá cần tây rất giàu vitamin b như vitamin b2, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin c và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Cần tây tốt nhưng cấm ăn với những loại thực phẩm dưới đây:

Thịt thỏ

Cần tây vừa là món ăn ngon bổ vừa là Thuốc chữa bệnh nhưng cấm kỵ ăn với những thực phẩm này - Ảnh 2.

Cần tây nấu với thịt thỏ dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Thịt thỏ không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn rất có lợi cho cơ thể con người. nhưng không nên trộn rau cần tây với thịt thỏ để ăn, bởi nó sẽ gây rối loạn chức năng tiêu hóa và gây tiêu chảy. vì vậy, để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần, kiến nghị mọi người phải chú ý điều này.

Cà rốt

Cần tây và cà rốt không nên ăn chung, mặc dù vô hại nhưng chúng lại khiến cà rốt mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Sau khi ăn, con người sẽ không hấp thụ được bất kỳ chất dinh dưỡng nào tử 2 loại thụực phẩm này.

Dưa chuột

Cần tây và dưa chuột là những loại rau chúng ta thường ăn. Cả hai đều tốt cho sức khỏe của chúng ta. Nhưng cả hai không thể ăn cùng nhau. Vì các enzym phân hủy trong dưa chuột phá hủy các chất dinh dưỡng trong cần tây, không tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Hải sản

Bản thân cần tây có tính lạnh, có thể tăng cường độ trơn của ruột. nếu ăn thêm đồ lạnh chắc chắn sẽ làm tăng độ trơn của ruột và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. có rất nhiều đồ ăn lạnh phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, vì dụ như nghêu, sò… đồng thời trong các loại nghêu, sò có chứa chất làm phân giải vitamin b1 có trong cần tây, còn con hàu thì làm cản trở cơ thể trong việc hấp thu kẽm có trong loại rau này.

Nguồn: QQ, Nanmuxuan

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/can-tay-vua-la-mon-an-ngon-bo-vua-la-thuoc-chua-benh-nhung-cam-ky-an-voi-nhung-thuc-pham-nay-20201111224446173.chn)
Từ khóa: Cần tây

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY