Dị ứng , Mề đay hôm nay

Cẩn thận khi nổi mề đay khi thời tiết giao mùa

Nổi mề đay có thể gây ra rất nhiều biến chứng nặng, thậm chí dẫn tới Tu vong.
Mề đay và những hậu quả nghiêm trọng

Nổi mề đay là một phản ứng viêm của da. Nó thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệtđộ lạnh (dị ứng thời tiết), cũng có thể do di truyền, do nhiễm virus hoặc mắc một số bệnh lý liênquan. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng nổi mề đay thường là do yếu tố cơ địa. Cơthể người bệnh nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi yếu tố nhiệt độ và môi trường.
Khi bạn bị nhiễm lạnh, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều histamin và các hóa chất khác của hệ thốngmiễn dịch. Chúng là lý do dẫn đến hiện tượng nổi mề đay, gây ra mẩn ngứa và dẫn đến nhiều triệuchứng khác.

Nổi mề đay có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng người dễ mắc nhất là trẻ em và thanh thiếuniên. Khi gặp nhiệt độ lạnh, chúng ta có thể bị nổi mề đay ở vùng da tiếp xúc với lạnh (không đượcgiữ ấm cẩn thận) hoặc ở khắp cơ thể.

Nghiêm trọng hơn, nếu bị ngâm trong nước lạnh hay dầm mưa, nócòn gây ra các triệu chứng nặng, dẫn đến sốc, thậm chí là Tu vong… Bởi vậy, việc bảo vệ cơ thể khitrời lạnh, mưa là vô cùng quan trọng.


Nhận biết triệu chứng

Những triệu chứng của nổi mề đay khi trời lạnh thường xuất hiện ngay sau khi da tiếp xúc đột ngộtvới nhiệt độ thấp. Nó gây ra các mảng mẩn đỏ trên da, kích cỡ từ nhỏ (đường kính khoảng vài mm) đếnlớn (lan thành mảng).

Các bạn còn có thể bị sưng tay khi cầm các vật lạnh, sưng môi khi ăn đồ ănlạnh. Bên cạnh đó, phần da bị nổi mề đay còn bị ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, thậm chí còn dẫntới chảy máu.

Triệu chứng nổi mề đay trên da thường kéo dài khoảng nửa giờ. Tuy nhiên, nếu không xử lý kịp thời,bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, dẫn tới phù nề hầu họng và đường hô hấp với các biểu hiện như sưnglưỡi, họng. Khi tới giai đoạn nguy hiểm, người bệnh sẽ có các biểu hiện như nhịp tinh nhanh, đauquặn bụng, nôn, tiêu chảy, phù não cấp tính, khó thở cấp tính và dẫn tới mất mạng.

Phương pháp điều trị

- Tránh phơi nhiễm với nhiệt độ: Chú ý giữ ấm cơ thể, tuyệt đối không tiếp xúc với nhiệt độlạnh.

- Sử dụng Thu*c ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng: Bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của các loạiThu*c kháng histamin giúp giảm ngứa và nổi mề đay như loratadine, fexofenadine, cetirizine… Nếu mềđay xảy ra do nguyên nhân bệnh khác thì cần dùng Thu*c dành riêng cho bệnh đó. Tuy nhiên, các bạnvẫn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng Thu*c nhé!



Phòng tránh nổi mề đay khi trời lạnh

- Chú ý giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ thay đổi, nhất là các vùng dễ bị lạnh như mũi, cổ, tay, chân…Cẩn thận khi ra ngoài vào những ngày giá lạnh.

- Những người có tiền sử nổi mề đay nên hạn chế ăn các món ăn dễ gây dị ứng như hải sản, lạc, dứa…khi trời lạnh. Các bạn cũng không nên uống rượu, bia nhiều bởi điều này cũng khiến cho các yếu tốgây nổi mề đay phát triển mạnh.

- Giữ vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, mũi, hầu họng… để phòng tránh các bệnh do vi khuẩn,virus…

- Khi bị nổi mề đay, chúng mình tuyệt đối không nên gãi bởi điều này có thể gây ra tình trạng xâyxát, chảy máu, dẫn đến bội nhiễm da, mưng mủ và gây biến chứng nặng.

Theo Ngọc Ánh - Màn ảnh sân khấu
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/can-than-khi-noi-me-day-khi-thoi-tiet-giao-mua-n265749.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY