Từ khi trò chơi điện tử và máy vi tính ra đời thì đã phát triển nhanh hơn, đặc biệt tại các thành phố lớn và các trường chuyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và học tập.
Các nguyên nhân được tìm thấy do trẻ ngày nay ít vui chơi, vận động ngoài trời mà dành quá nhiều thời gian cho việc dùng mắt để học, chơi điện tử. Trẻ học nhiều và đọc sách truyện, xem tivi, ngồi trước màn hình máy tính liên tục, tư thế không đúng do bàn ghế ngồi không thoải mái, bảng lóa, ánh sáng đèn phòng đọc, phòng học không đủ hoặc không phù hợp, hay do thói quen đọc sách gần của trẻ không được sửa ngay từ đầu. Cận thị do di truyền cũng khá cao.
Khi mà không đeo kính thì mắt trẻ khi nhìn, đọc phải tập trung cao độ để điều tiết độ sáng sẽ làm cho mắt bị nặng hơn. Vì vậy, khi đã cận thị, được bác sĩ nhãn khoa chỉ định đeo kính cận thì mỗi khi đọc sách hay học bài, xem tivi... đều phải đeo kính, còn những lúc vui chơi bên ngoài thì không cần đeo. Tuy nhiên, nếu bị nặng thì việc đeo kính thường xuyên là bắt buộc để bảo đảm an toàn.
Tùy vào độ cận và sự tiến triển, thời gian cận, độ tuổi cũng như các bệnh lý bất thường kèm theo mà bác sĩ nhãn khoa sẽ quyết định cách thức điều trị. Có thể là đeo kính có độ cận phù hợp (kính sát tròng hoặc kính ngoài), phẫu thuật khi có chỉ định như cận nặng trên 5 độ và trên 23 tuổi.
- Không đọc sách hay viết liền trong một thời gian dài. Sau 1 giờ đọc hoặc viết thì nên nghỉ một lát, nhìn ra xa cho mắt nghỉ ngơi. Cũng không nên xem tivi, sử dụng vi tính suốt 2 - 3 giờ liền.
- Không đọc sách hay viết chữ quá gần mắt, khoảng cách tối ưu là từ 30 - 50cm, tối thiểu 25cm. Chú ý bàn ghế vừa tầm. Khi xem tivi, khoảng cách giữa mắt và màn hình tốt nhất là trên 2m.
(Hướng dẫn của ngành y tế về kích cỡ bàn ghế học sinh: Bàn ghế phải rời nhau, ghế phải có thành tựa. Chiều cao bàn bằng 42% chiều cao cơ thể. Chiều cao ghế bằng 26% chiều cao cơ thể. Chiều ngang tối thiểu cho một chỗ ngồi là 0,4 - 0,5m).
- Tư thế ngồi học tập ngay ngắn. Không nên để đầu nghiêng ngả khi viết. Tránh nằm đọc sách hoặc vừa đi vừa đọc, không nên đọc sách khi đi tàu xe.
- Bố trí ánh sáng đèn trắng, đủ sáng, không chiếu thẳng vào mắt hay màn hình, phải rọi thẳng vào sách vở, mặt bàn, lưu ý không được thấy bóng của bàn tay cầm viết trên sách, vở.
- Dinh dưỡng bổ mắt: Ăn nhiều rau lá xanh, củ quả vàng đậm, trái cây tươi, tối thiểu 2 bữa cá mỗi tuần, gan, trứng, dầu nành, dầu mè... để đủ vitamin A, vitamin C, vitamin E, acid béo thiết yếu omega-3, omega-6...
Khi thấy các em hay dụi mắt, nheo mắt, cúi đầu sát xuống tập, sách, xem tivi gần, đưa vật lên nhìn quá gần mắt, hay nhức đầu sau khi học... thì nên nghĩ đến việc đã bị cận thị, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám mắt và điều chỉnh các nguyên nhân gây ra cận.
AloBacsi.vn, Theo BS Đào Thị Yến Thủy - Doanh nhân Sài Gòn