Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cần Thơ không tổ chức sinh hoạt dưới cờ để phòng, tránh dịch Covid-19

Dân trí Để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, Sở GDĐT Cần Thơ khuyến cáo các trường không tổ chức sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai đầu tuần khi học sinh THPT và GDTX đi học trở lại từ hôm nay 2/3. Phú Yên: Các trường THPT vệ sinh, sát khuẩn… đón học sinh trở lại ngày 2/3 Hà Tĩnh: Trường học vệ sinh, khử trùng đón hơn 48.000 HS đi học hôm nay 2/3 Trường đầu tiên ở Sóc Trăng đo thân nhiệt học sinh khi trở lại trường

Sau thời gian nghỉ học phòng, chống dịch Covid-19, hôm nay (2/3), học sinh trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP Cần Thơ sẽ đi học trở lại.  Lãnh đạo Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai các biện pháp, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn để học sinh trở lại trường và không tập trung sinh hoạt dưới cờ.

Đến nay, các trường học đã chuẩn bị nước sát khuẩn hoặc nơi rửa tay bằng nước có xà phòng để ở những vị trí thuận lợi và có hình thức phù hợp để nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động, học sinh, học viên rửa tay thường xuyên.

Đối với các cơ sở giáo dục có dịch vụ đưa, đón học sinh bằng xe ôtô, Sở GD&ĐT Cần Thơ khuyến cáo sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh, phải tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe; thực hiện các yêu cầu quy định về an toàn vệ sinh, khử khuẩn trước, trong và sau khi đưa đón học sinh.

Còn đối với học sinh tự đi học hoặc do gia đình đưa đón, gia đình học sinh có trách nhiệm quản lý và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đường từ nhà đến trường và từ trường về nhà.

Ngành giáo dục sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ người ra, vào khuôn viên nhà trường; thực hiện việc giao nhận trẻ em, học sinh (nếu có) tại cổng trường; có biện pháp phù hợp để không cho người có biểu hiện bất thường về sức khoẻ vào trường.

Khuyến cáo trước khi học sinh đến trường, gia đình kiểm tra thân nhiệt và nhắc nhở học sinh trung học phổ thông, học viên tự đo thân nhiệt trước khi đến trường (bảo đảm chỉ đến trường khi sức khoẻ bình thường).

Tuyên truyền để học sinh thường xuyên rửa tay trước khi vào lớp, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thực hành, thí nghiệm, sử dụng sách, vở dùng chung. Kết thúc mỗi buổi học, duy trì thực hiện vệ sinh trường, lớp; kiểm tra, bổ sung nước sát khuẩn, xà phòng và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.

Hoàng Tùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/can-tho-khong-to-chuc-sinh-hoat-duoi-co-de-phong-tranh-dich-covid-19-20200302061120886.htm)

Tin cùng nội dung

  • Văn hóa và văn minh thường là xung đột với nhau để xã hội phát triển mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đời này sang đời khác
  • Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ Tu vong ở người cao tuổi.
  • Người cao tuổi (NCT) dễ mắc các bệnh mạn tính và các bệnh nhiễm trùng bởi vì sức đề kháng dần dần giảm đi theo năm tháng. Muốn có sức khỏe càng ngày càng ổn định, NCT cần có một lối sống và sinh hoạt hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Theo quan niệm của cổ nhân, trong cơ thể con người thận và can là hai tạng có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
  • Mới đây, nhiều bệnh nhân thiếu máu mạn cho biết họ phải nằm viện lâu hơn thời gian trước vì lý do bệnh viện thiếu máu.
  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Hai vợ chồng em muốn khám tổng quát, tiêm ngừa để chuẩn bị có em bé. Em ở Cần Thơ thì khám ở đâu là tốt nhất và cần khám những gì, xin bác sĩ hướng dẫn. Cảm ơn bác sĩ! (Tuấn – Cần Thơ)
  • Bố mẹ tôi dự định đi du lịch miền Tây 1 chuyến, lưu trú ở Cần Thơ. Tôi hơi e ngại vì bố tôi bị cao huyết áp, dù ông có uống Thu*c đều đặn nhưng tôi vẫn lo lắng. Nếu trong chuyến đi mà sức khỏe ông có vấn đề gì thì phải làm sao? Liệu có dịch vụ khám bệnh ở khách sạn không ạ? Tôi cảm ơn mangyte.vn rất nhiều! (Đại Phong – Bình Dương)
  • Tôi có bé trai mới sinh được 1 tuần bị chân khoèo hai chân. Tôi ở Cần Thơ vậy nên đưa bé đến bệnh viện nào để điều trị tốt nhất cho bé? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Song - Cần Thơ)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY