Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cẩn trọng với thực phẩm bổ sung của Nhật Bản

Hơn 40% sản phẩm thực phẩm bổ sung không hòa tan trong nước theo thời gian quy định Thu*c thông thường.

Việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung cho cơ thể ngày càng phổ biến hơn. Chính vì vậy, nhiều khách hàng sẵn sàng mạnh tay chi tiền mua những loại thực phẩm bổ sung có giá cao, hàng ngoại nhập.

Thống kê tại hai thị trường lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM cho thấy, có đến 50% người trưởng thành sử dụng các loại thực phẩm bổ sung. Mỗi tháng người Việt chi một khoản tiền không nhỏ để mua thực phẩm bổ sung, đặc biệt là hàng ngoại nhập.

Chỉ bằng một vài thao tác tìm kiếm trên internet, người tiêu dùng có thể tìm được hàng loạt sản phẩm thực phẩm bổ sung nhãn hiệu Nhật Bản. Đi kèm theo những sản phẩm này là những lời giới thiệu đầy hấp dẫn.

Giữa một mê cung các loại thực phẩm bổ sung, người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn.

Thực phẩm bổ sung của Nhật Bản được rao bán tràn lan trên các trang mạng.

Mới đây, qua thử nghiệm, Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản (NCAC) phát hiện hơn 40% sản phẩm thực phẩm bổ sung không hòa tan trong nước theo thời gian quy định Thu*c thông thường.

Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản (NCAC) đã chọn tổng cộng 100 sản phẩm với 10 loại bổ sung khác nhau bao gồm đa vitamin, GABA, giấm đen và Coenzyme Q để thử nghiệm. Chúng được lựa chọn dựa trên các cuộc điều tra của NCAC tại các cửa hàng và trên mạng xã hội.

Các sản phẩm dược phẩm phải hòa tan trong nước trong vòng 30 phút nếu chúng là những viên Thu*c cứng, không tráng. Những chất được bọc đường hoặc dung dịch khác cần 60 phút để phân hủy và viên nang phải tan trong vòng 20 phút.

Nhưng thử nghiệm của NCAC cho thấy 42 sản phẩm không hòa tan theo thời gian giới hạn. 14/26 viên Thu*c không bọc cũng không phân hủy đúng thời gian. Ngoài ra, trong số 64 sản phẩm được thử nghiệm đã mở bao, một nửa không hòa tan theo giới hạn thời gian cho phép.

Phát hiện này cho thấy cơ thể của con người có thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng tập trung được đóng gói trong Thu*c và viên bổ sung. NCAC kêu gọi người dân cần thận trọng vì "không phải lúc nào các chất bổ sung đều có chất lượng tương tự sản phẩm Thu*c".

Thực phẩm bổ sung được phân loại là mặt hàng thực phẩm. Các tiêu chuẩn tồn tại có trên mục thông tin dinh dưỡng của từng sản phẩm được phê duyệt bởi Cơ quan tiêu dùng. Tuy nhiên, những thực phẩm này không phải tuân theo yêu cầu nghiêm ngặt như các sản phẩm dược phẩm. Chúng cũng không cần sự phê duyệt bởi Chính phủ khi ra thị trường.

Trong một cuộc khảo sát với 10.000 người tiêu dùng, 74% người được hỏi nói rằng họ tin các chất bổ sung có sự giám sát nghiêm ngặt và chất lượng sản phẩm ổn đinh. Trong khi đó, 20% nói rằng họ dùng chúng để giảm nhẹ các triệu chứng khi bị bệnh. Gần 10% dường như bị nhầm lẫn về sự khác biệt giữa Thu*c và thực phẩm bổ sung.

Satoshi Ono, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Shimane, cho biết: "Nếu các chất bổ sung ra khỏi cơ thể tương tự khi chúng xâm nhập vào, chúng không hòa tan và được hấp thụ. Đó là sự 'phản bội' lại kỳ vọng của người tiêu dùng".

Vấn đề này đã gây ra nhiều tranh cãi đối với các tổ chức liên quan đến việc sản xuất thực phẩm bổ sung. Hiệp hội Thực phẩm và Sức khỏe Nhật Bản cho rằng các thử nghiệm về thời gian hòa tan của chất bổ sung nên được thực hiện bắt buộc.

Trong khi đó, Hiệp hội Thực phẩm Y tế Nhật Bản phản đối cách thực hiện các xét nghiệm.

"Điều này có vẻ khiến thực phẩm bổ sung được đánh giá ngang hàng với Thu*c, khiến người tiêu dùng sẽ hiểu sai về sự khác biệt giữa chúng", cơ quan này cho biết.

Ngọc Phong
Mạng Y Tế
Nguồn: Báo đất việt (https://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/can-trong-voi-thuc-pham-bo-sung-cua-nhat-ban-3392350/)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rut VNNB
  • Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rút VNNB.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY