Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Cẩn trọng với Thuốc trị hen suyễn

Để dùng Thuốc đúng trong trị hen suyễn, trong đó có Thuốc giãn phế quản, tình trạng bệnh phải được chẩn đoán chính xác, phân loại 4 mức độ từ nhẹ đến nặng.
Hen suyễn là một bệnh mạn tính của đường hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng viêm và co thắt các phế quản, do có sự kích thích của các chất gây dị ứng trong môi trường. Do viêm và co thắt phế quản đưa đến phù nề, tăng tiết dịch, ứ đọng đàm nhớt làm giảm đường kính phế quản mà người bệnh khó thở, thở khò khè, thậm chí ngạt thở nguy hiểm đến tính mạng.

Đánh giá mức độ bệnh

Để điều trị hen suyễn bằng Thuốc hiệu quả cần có sự đánh giá độ nặng nhẹ của bệnh. Tùy theo triệu chứng lên cơn hen, tùy vào lưu lượng thở (PEF: Peak Expiratory Flow)) khi đo bằng lưu lượng đỉnh kế có 4 mức từ nhẹ đến nặng như sau (theo hướng dẫn GINA):

Mức 1 (hen suyễn từng cơn): triệu chứng < 1 lần/tuần, triệu chứng về đêm < 2 lần/tháng, PEF >80% giá trị lưu lượng thở bình thường.

Mức 2 (hen suyễn liên tục nhẹ): triệu chứng > 1 lần/tuần, triệu chứng về đêm > 2 lần/tháng, PEF >80% giá trị lưu lượng thở bình thường.

Mức 3 (hen suyễn liên tục trung bình): triệu chứng xảy ra mỗi ngày, triệu chứng ban đêm > 1 lần/tuần, PEF = 60 - 80% giá trị lưu lượng thở bình thường.

Mức 4 (hen suyễn liên tục nặng): triệu chứng liên tục làm hạn chế sinh hoạt, triệu chứng ban đêm thường xuyên hành hạ người bệnh, PEF < 60% giá trị lưu lượng thở bình thường.

Thuốc điều trị

Về Thuốc trị hen suyễn, chia làm 2 loại:

- Cắt cơn tức làm giảm nhanh triệu chứng khi lên cơn hen suyễn: gồm Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn (salbutamol, terbutalin), Thuốc nhóm xanthin (theophylin, aminophylin), corticoid uống (chỉ dùng khi bị cơn nặng do gây nhiều tác dụng phụ có hại).

- Dự phòng tức không đợi lên cơn mà dùng Thuốc để phòng: gồm Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài (salmeterol, formoterol), Thuốc corticoid dạng hít (budesonid, beclomethason, fluticason), Thuốc kháng dị ứng dạng hít (thường dùng trong nhi khoa: natri cromoglycat, nedocromil).

Hiện nay có dùng Thuốc mới dạng hít kết hợp Thuốc giãn phế quản và corticoid như: Seretide (salmeterol fluticason), Symbicort (formoterol budenosid). Hoặc dùng Thuốc mới dạng uống như: Thuốc kháng leucotrien (montelukast, zafirlukast, zileuton) để phòng và trị hen suyễn.

Theo hướng dẫn GINA, sử dụng Thuốc tùy vào 4 mức độ từ nhẹ đến nặng đã nêu ở trên mà có các bước:

Bước 1: dùng Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn dùng theo cơn.

Bước 2: cắt cơn như bước 1. Dùng Thuốc duy trì hằng ngày: corticoid hít hằng ngày liều thấp hoặc uống cromoglycat, nedocromil hoặc dùng theophyllin phóng thích kéo dài.

Bước 3: cắt cơn như bước 1. Dùng Thuốc duy trì hằng ngày: corticoid hít hằng ngày liều cao, hoặc dùng Thuốc corticoid hít liều trung bình kết hợp thêm Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, hoặc thêm Thuốc kháng leukotrien.

Bước 4: cắt cơn như bước 1. Dùng Thuốc duy trì hằng ngày: corticoid hít hằng ngày liều cao, hoặc thêm Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Ở mức 4, có thể cân nhắc dùng thêm corticoid loại uống khi thấy thật cần thiết.

Trong các nhóm Thuốc trị hen suyễn, Thuốc giãn phế quản được dùng nhiều, dùng cho cả 4 mức độ của bệnh. Như Thuốc giãn phế quản dạng hít, tác dụng ngắn được dùng một mình nó để cắt cơn khi ở bước 1 (nhẹ), và từ bước 2 trở đi, để cắt cơn Thuốc giãn phế quản phải kết hợp với corticoid từ hít sang uống theo mức độ nặng dần.

Những lưu ý

Thuốc giãn phế quản cũng dễ gây tác dụng phụ có hại (TDP) như: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run nhẹ (đặc biệt ở đầu ngón tay). TDP hiếm gặp hơn: nhức đầu, mất ngủ, giãn mạch ngoại biên, loạn nhịp tim, hạ kali máu, tăng glucose và axít béo tự do trong máu, phản ứng quá mẫn (tức dị ứng). Dùng đường khí dung tức hít có thể gây co thắt phế quản. Phải rất thận trọng khi dùng Thuốc giãn phế quản đối với người: cường tuyến giáp, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đái tháo đường…

Thuốc giãn phế quản tác dụng dài được dùng kiểm soát lâu dài hen suyễn (tức không dùng cắt cơn mà để phòng) nhưng Thuốc này đôi khi lại gây ra cơn hen suyễn kịch phát rất nguy hiểm.

Để dùng Thuốc đúng trong trị hen suyễn, trong đó có Thuốc giãn phế quản, tình trạng bệnh phải được chẩn đoán chính xác, phân loại 4 mức độ từ nhẹ đến nặng đã kể ở trên. Người bệnh bắt buộc phải có sự thăm khám của bác sĩ xem xét triệu chứng các cơn hen, và đặc biệt, phải được cho dùng lưu lượng đỉnh kế để đo lượng khí thở ra tối đa (PEF) nhằm xác định mức độ bệnh nặng nhẹ. Khi bác sĩ cho đơn Thuốc, người bệnh phải dùng Thuốc đúng liều, đúng cách dùng mà bác sĩ chỉ định.

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-can-trong-voi-thuoc-tri-hen-suyen-20947.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Quan sát từ phòng khám nhi, chúng tôi nhận thấy tình trạng trẻ em mắc các bệnh dị ứng (mề đay, chàm, viêm mũi dị ứng...) và hen suyễn gia tăng.
  • Bổ sung vitamin D có thể giúp những người bị hen suyễn kiểm soát được các cơn hen.
  • Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết.
  • Trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn có mối liên quan qua lại lẫn nhau, giống như giữa con gà và quả trứng, rất thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY