Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cảnh báo về sự gia tăng số ca đột quỵ trong giới trẻ

(HNMCT) - Chỉ trong vòng 20 ngày sau khi thành lập (ngày 9-11-2020), Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận khoảng 750 bệnh nhân đột quỵ, trong đó có 10% là bệnh nhân trẻ tuổi.

Liên tiếp có những bệnh nhân đột quỵ nhập viện trong thời gian gần đây. bác sĩ mai duy tôn, giám đốc trung tâm đột quỵ, bệnh viện bạch mai, cho biết: gần đây nhất, trung tâm đã tiếp nhận ca đột quỵ não là một nữ giáo viên 34 tuổi. theo người nhà của bệnh nhân này, buổi sáng sau khi thức dậy chuẩn bị đi làm, chị đột ngột thấy chóng mặt, tê bì nửa người, nói hơi khó nghe. nằm nghỉ tại nhà cả ngày, đến chiều tối thì bệnh tình nặng hơn, chị được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện tỉnh rồi được chuyển tới bệnh viện bạch mai. theo các bác sĩ, bệnh nhân bị đột quỵ tắc thân nền.

Tương tự, theo bác sĩ phạm văn cường (trung tâm đột quỵ não, bệnh viện trung ương quân đội 108), trung tâm cũng ghi nhận nhiều người trẻ bị đột quỵ não, trong đó có trường hợp mới 12 tuổi. cách đây không lâu trung tâm đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 26 tuổi không có tiền sử bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp và trong gia đình không có ai bị đột quỵ não. sau 3 ngày bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, bệnh nhân mới nhập viện, kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ. đến bệnh viện quá muộn, bệnh nhân đã bỏ qua khoảng thời gian "vàng" trong điều trị đột quỵ.

Theo thống kê của bộ y tế, mỗi năm tại việt nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, 1/3 trong số đó ở độ tuổi từ 40 - 45. theo giáo sư, tiến sĩ trần bình giang, giám đốc bệnh viện hữu nghị việt đức, mô hình bệnh tật của việt nam hiện có sự thay đổi từ các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới sang các bệnh liên quan tới chuyển hóa như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid... số người bị đột quỵ ngày càng tăng, ngày càng trẻ hóa mà nguyên nhân chính là người trẻ có thói quen ăn uống có hại như ăn quá nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, lười vận động, hút Thu*c lá thường xuyên.

Theo các chuyên gia y tế, các dấu hiệu của đột quỵ ở độ tuổi nào cũng giống nhau. tuy nhiên, người trẻ dễ bỏ qua giai đoạn "vàng" cấp cứu. lý do của việc đến bệnh viện muộn, theo bác sĩ mai duy tôn, là “người trẻ thường chủ quan, không nhận diện rõ các dấu hiệu điển hình của đột quỵ và không nghĩ là đột quỵ có thể xảy ra với người trẻ tuổi. với người bệnh đột quỵ, thời gian là vàng. khi không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân mất đi cơ hội để phục hồi và để lại hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội”.

Thông thường, khoảng 1/3 số ca đột quỵ xuất hiện sau khi có một hoặc nhiều cơn đột quỵ nhẹ, hay còn gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua với các dấu hiệu như mất thị lực đột ngột, yếu một cánh tay hoặc chân trong ít phút... với người bị đột quỵ não, các triệu chứng là: đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể - nửa người); đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc bệnh nhân bị nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói; đột ngột mất thị lực, đặc biệt là khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt. bên cạnh đó, dấu hiệu khác là bệnh nhân đột ngột đau đầu dữ dội; chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn. theo các chuyên gia y tế, giờ "vàng" điều trị đột quỵ là khoảng 3 - 6 giờ kể từ khi phát hiện bị đột quỵ. càng được đưa đến viện sớm thì hiệu quả điều trị càng cao.

Bác sĩ nguyễn anh tuấn, trưởng khoa nội - hồi sức thần kinh (bệnh viện hữu nghị việt đức) khuyến cáo, tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên là 25%, do vậy, người bệnh cần dự phòng đột quỵ tái phát và phục hồi thần kinh bằng tập phục hồi chức năng sớm, có thể tập ngay sau 24 giờ đầu.

Đột quỵ là bệnh có tỷ lệ Tu vong và tàn phế cao nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Để giảm nguy cơ đột quỵ, người dân cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ, nếu có bệnh thì cần được điều trị sớm, đặc biệt là với các bệnh lý chuyển hóa, béo phì, tăng huyết áp... Mỗi người cần rèn thói quen sống tích cực như không lạm dụng bia rượu, không hút Thu*c lá hoặc sử dụng các chất kích thích; xây dựng chế độ ăn uống hợp vệ sinh, cân đối các chất, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, giảm muối, giảm mỡ; tăng cường tập thể dục hằng ngày, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/986380/canh-bao-ve-su-gia-tang-so-ca-dot-quy-trong-gioi-tre)

Tin cùng nội dung

  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY