Những ngày qua, tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như BVĐK Xanh Pôn, BV Nhi TW, BV Bạch Mai...
Gia tăng số trường hợp sởi, thủy đậuKhoa Truyền nhiễm (BV Nhi TW) từ đầu năm 2018 đến nay đã tiếp nhận 44 bệnh nhân nhập viện điều trị sởi, trong đó, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mới được 2 tháng, số còn lại từ 3-5 tuổi, trong đó, ghi nhận 1 ca Tu vong do sởi là bé trai N.K. (sinh năm 2014, ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên).Theo BS. Đỗ Thị Thúy Nga (Khoa Truyền nhiễm - BV Nhi TW), thời tiết giao mùa như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho bệnh truyền nhiễm như thủy đậu có nguy cơ bùng phát. Chỉ hơn 2 tháng, Khoa Truyền nhiễm tiếp nhận hơn 40 ca điều trị nội trú vì thủy đậu.Chị Q.T.H (ở Mỹ Đức, Hà Nội) có con đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm cho biết, cả nhà chị có 4/4 người mắc thủy đậu. Sau Tết Nguyên đán, con trai lớn của chị mắc thủy đậu, chỉ 4-5 ngày là khỏi, nhưng ngay sau đó cả bố, em trai bé cũng mắc thủy đậu. Chồng chị đang điều trị ở BVĐK huyện Mỹ Đức, còn con trai út là cháu Q.C.B (4 tháng tuổi) vào BV Nhi TW để điều trị viêm phổi, sau vài ngày lại bị thủy đậu và lây cho mẹ.Cùng phòng điều trị với con chị H, còn có bệnh nhi gặp
biến chứng viêm não do mắc thủy đậu. Chị P.T.H, mẹ bệnh nhi K.N (12 tuổi, ở TP. Nam Định) cho biết, sau khi sốt nhẹ một ngày, cháu K.N bỗng ngất lịm đi khiến gia đình tá hỏa đưa vào BVĐK tỉnh Nam Định cấp cứu, sau đó chuyển thẳng lên BV Nhi TW tối 10/3. Sau một ngày đêm hôn mê sâu, cháu K.N dần hồi tỉnh, bình phục. Hai ngày sau, cháu được chuyển về Khoa Truyền nhiễm. Các bác sĩ vẫn phải tiếp tục theo dõi, làm thêm các đánh giá về tình hình sức khỏe của cháu.Ngoài ra, chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm nay, bệnh viện tiếp nhận gần 1.000 ca mắc cúm vào điều trị nội trú. Tính trên toàn viện, số tới khám vì các triệu chứng cúm lớn hơn rất nhiều. Hiện tại khoa có gần 55 bệnh nhi điều trị vì cúm. Mỗi ngày hiện khoa vẫn có thêm 10-13 ca vào mới vì bệnh này.
Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ trẻ
BS. Đỗ Thị Thúy Nga cảnh báo, người dân vẫn cho rằng, bệnh ho gà, thủy đậu, cúm và bệnh sởi là các bệnh thông thường, lành tính nên chủ quan. Tuy nhiên, trên thực tế, những
biến chứng viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa, tiêu chảy... hoàn toàn có thể xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhất là trẻ nhỏ.“Không chỉ những bệnh nhân có bệnh lý nền, thể trạng không tốt mà ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể gặp nguy hiểm với diễn tiến bất ngờ của bệnh. Chúng tôi đã tiếp nhận không ít trường hợp nhập viện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, có
biến chứng nên phải can thiệp thở máy”, BS. Đỗ Thị Thúy Nga nói.Tại Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, số ca mắc sởi đang gia tăng trên địa bàn. Từ đầu năm 2018 đến ngày 19/3, Hà Nội có 38 trường hợp mắc bệnh sởi, riêng trong tuần từ ngày 12-18/3, tại Hà Nội có 10 trường hợp mắc. TS. Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, dù các ca bệnh mới chỉ xuất hiện rải rác và vẫn trong tầm kiểm soát nhưng không ai dám chủ quan. Chu kỳ dịch sởi đã rút ngắn lại - khoảng 4-5 năm/lần (trước đây là 9-10 năm/lần). Hơn nữa, cách đây hơn 4 năm, vụ dịch sởi năm 2014 bắt đầu từ những ca mắc lẻ tẻ, sau đó đã bùng phát mạnh khiến hơn 100 trẻ Tu vong. “Với địa bàn rộng, dân cư đông như Hà Nội thì không thể chủ quan. Yếu tố thuận lợi cho việc bùng phát trở lại của bệnh sởi và nhiều bệnh khác còn xuất phát từ “khoảng trống” tiêm chủng trong nhiều năm qua. Vì vậy, Hà Nội đã tăng tần suất tiêm chủng tại các trạm y tế từ 1 lần/tháng lên 4 lần/tháng, trải đều trong các tuần, phòng trường hợp trẻ đến lịch tiêm nhưng phải hoãn vì ốm thì sẽ được tiêm bổ sung ngay trong tuần sau” - TS. Nguyễn Nhật Cảm cho biết.Để tránh lây nhiễm chéo, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các bệnh viện thực hiện tốt việc tổ chức phân tuyến điều trị, thiết lập khu vực riêng để khám, điều trị bệnh nhân mắc sởi. Hiện các bệnh viện đã tổ chức khám phân loại bệnh nhân ngay từ phòng khám. Để chủ động đối phó với căn bệnh này, giải pháp quan trọng nhất là tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Nguyễn Hoàng