Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Cấp cứu bé 5 tuổi bị đồng xu mắc kẹt ở thực quản

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, bệnh viện vừa nội soi gắp dị vật thực quản cho bé trai 5 tuổi.

Tại bệnh viện, qua khai thác tiền sử và kết quả khám cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi có dị vật thực quản và tiến hành nội soi gắp thành công đồng xu ở thực quản bệnh nhi ra ngoài.

Cấp cứu bé 5 tuổi bị đồng xu mắc kẹt ở thực quản - Ảnh 1.

Đồng xu được gắp khỏi thực quản bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Theo các bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi thường thích khám phá các đồ vật xung quanh bằng cách đưa vào miệng mà chưa hiểu được tác hại của việc này. Một số trường hợp các dị vật sẽ ra khỏi cơ thể khi bé đi vệ sinh. Nhưng rất nhiều trường hợp dị vật mắc lại trong đường tiêu hóa gây tắc ruột, thủng ruột hoặc thậm chí nếu rơi vào thanh quản gây tắc đường thở, dẫn đến Tu vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cấp cứu bé 5 tuổi bị đồng xu mắc kẹt ở thực quản - Ảnh 2.

Hình chụp X-quang phát hiện dị vật nằm ở thực quản bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Do vậy, để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, các bậc phụ huynh, hay người chăm sóc trẻ nên để những vật nhỏ dễ nuốt như đồng xu, viên pin nhỏ, cúc áo, viên bi, kẹp giấy... tránh xa tầm tay của trẻ.

Ngoài các vật lạ thì thức ăn đưa vào không đúng cách cũng có khi gây các biến chứng như dị vật. Như một trường hợp cách đây không lâu tại bệnh viện, các bác sĩ đã mổ cấp cứu một ca do xương cá rơi vào ruột thừa gây viêm ruột thừa.

Cac bác sĩ khuyến cáo: Các gia đình có trẻ nhỏ nên hiểu về mức độ nguy hiểm khi trẻ nuốt phải dị vật. Dạy cho trẻ thói quen không ngậm đồ chơi, đồ vật.

Không cho trẻ cười đùa trong khi ăn vì dễ khiến trẻ bị nghẹn, hóc thức ăn to chưa nhai kỹ. Không cho trẻ ăn những thức ăn quá cứng, có nhiều xương; nên cho trẻ ăn những thức ăn nhỏ, mềm... Khi cho trẻ ăn, phải quan sát cho trẻ nhai kỹ, chậm rãi và theo dõi trẻ liên tục.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cap-cuu-be-5-tuoi-bi-dong-xu-mac-ket-o-thuc-quan-20210412095249544.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đang nằm chơi một mình trên giường, bé Dũng (5 tuổi, ở Vĩnh Phúc) bất ngờ bị con chó nhỏ mới 2 tháng tuổi lao lên cắn vào “của quý”.
  • Hóc dị vật đường thở là một T*i n*n thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
  • Trẻ đang ăn uống hay ngậm chơi những đồ vật nhỏ đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái.
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Theo các chuyên gia y tế, tính mạng con bạn có thể gặp nguy hiểm ngay khi ở trong gia đình với chỉ một hạt na, hạt táo hay chỉ đơn giản là một hạt lạc rang.
  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY