Tình yêu và giới tính hôm nay

Thanh niên nuốt nắp chai sắc nhọn suốt một tháng mới nhớ ra

Bệnh nhân vô tình nuốt một nắp chai nước giải khát  và bỏ quên suốt 1 tháng. Cho đến khi  ăn uống khó khăn và đau nhức vùng ngực, anh mới đến bệnh viện gắp dị vật ra từ thực quản.

Ngày 24/1, bệnh viện bình dân (tp.hcm) cho biết, vừa lấy thành công một dị vật là chiếc nắp chai có răng cưa trong thực quản người bệnh.

Theo đó, bệnh nhân là một thanh niên 27 tuổi, bị chậm phát triển trí tuệ, mồ côi cha mẹ và sống tại một nhà tình thương ở Bình Dương.  

Hình ảnh dị vật qua chẩn đoán hình ảnh. Ảnh: BVCC

Đầu năm 2022, người này có uống một chai nước giải khát. Nhưng vì vội vã cầm uống nên vô tình nuốt luôn nắp chai. Do ngại mọi người lo lắng, anh không thông báo về T*i n*n trên.

Khoảng 1 tháng sau, người bệnh bị đau tức nhiều ở vùng ngực, ăn uống khó khăn. Anh đến khám tại một bệnh viện địa phương và được hướng dẫn đến Bệnh viện Bình Dân để tìm nguyên nhân.

Tại đây, qua nội soi tiêu hóa, các bác sĩ phát hiện một dị vật nghi là nắp chai nước giải khát, đường kính khoảng 3cm cắm vào thành thực quản, niêm mạc xung quanh phù nề, giữ chặt dị vật. 

Đối với các dị vật thực quản kích thước nhỏ, các bác sĩ có thể thực hiện nội soi gắp dị vật an toàn qua đường miệng – thực quản. tuy nhiên đây là trường hợp dị vật kích thước lớn, đã găm lún vào thành thực quản, khối viêm phù nề lan rộng.

Bác sĩ Hoàng Vĩnh Chúc và bác sĩ Nguyễn Phú Hữu của Bệnh viện Bình Dân đã thực hiện gắp và gỡ cẩn trọng từng răng kim loại của dị vật  an toàn. Quá trình này được hỗ trợ bởi thiết bị nội soi đảm bảo thao tác tỉ mỉ, chính xác.

Dị vật sau khi được gắp ra. ẢNh: BVCC

Sau hơn 30 phút phẫu thuật, chiếc nắp chai đã có dấu hiệu hoen rỉ được lấy ra thành công. nắp chai có kích thước 3cm với 21 răng cưa găm lún vào thành thực quản. trường hợp này rất may mắn vì sau 1 tháng kể từ khi nuốt dị vật nhưng thành thực quản chưa bị thủng, chưa hình thành các ổ tụ mủ.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân luôn thận trọng trong khi ăn uống, đặc biệt trong các dịp lễ tết, tránh uống rượu say tăng nguy cơ nuốt phải dị vật mà không hay biết.

Khi đã phát hiện nuốt dị vật hoặc nuốt khó, nuốt vướng, đau tức ngực không rõ nguyên nhân, người bệnh tuyệt đối không nên chần chừ mà nên đi thăm khám ngay để phát hiện và xử trí sớm.

 Linh Giao

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/thanh-nien-nuot-nap-chai-sac-nhon-suot-mot-thang-moi-nho-ra-811397.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY