Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cấp cứu bệnh nhi 19 tháng tuổi nuốt phải đồng tiền xu

Trong lúc chơi, vô tình bệnh nhi 19 tháng tuổi nuốt phải 1 đồng tiền xu vào bụng.

Tiến hành nội soi gắp đồng xu cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Bệnh nhi N.M.A. (19 tháng tuổi), được mẹ đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) do trước đó vô tình nuốt phải đồng tiền xu.

Sau khi tiến hành thăm khám, dựa trên kết quả chụp X-quang ổ bụng, các bác sĩ đã hội chẩn đánh giá dị vật còn đang ở trong dạ dày của bệnh nhi. Rất nhanh chóng, bệnh nhi được chỉ định gây mê để nội soi thực quản dạ dày tá tràng cấp cứu để gắp dị vật.

Theo các bác sĩ, đây là một ca khá nguy hiểm vì kích thước đồng xu lớn. Bệnh nhi lại nhỏ tuổi nên đường thực quản và ngã ba cổ họng rất hẹp. Vì vậy, đòi hỏi các bác sĩ phải có sự khéo léo và kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, việc gây mê cho bệnh nhi nhỏ tuổi đòi hỏi sự tính toán kĩ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhi.

Bằng sự phối hợp giữa các bác sĩ, đồng xu có kích thước 2,7cm đã được gắp bỏ thành công ra khỏi dạ dày của bệnh nhi.

Hàng năm, Khoa Nội tiêu hóa của bệnh viện tiếp nhận và can thiệp cho nhiều trường hợp trẻ nhập viện do có dị vật đường tiêu hóa đặc biệt là dị vật thực quản, dạ dày… Đa số dị vật đó là các đồ vật xung quanh trẻ khi chơi, khi ăn uống và vô tình nuốt phải như đồng xu, pin cúc áo, nam châm, kim, tăm, xương, nhân...

Phần lớn, dị vật có thể được đào thải tự nhiên theo phân, không gây vấn đề gì. tuy nhiên, trong số đó vẫn có khoảng 10% dị vật bị mắc kẹt và gây ra tình trạng nôn, nuốt đau, nuốt khó, áp xe thực quản, tắc ruột, thủng ruột hoặc giải phóng các chất độc hại gây nguy hiểm tới tính mạng.

Như trường hợp bệnh nhi trên, nhờ phát hiện sớm và can thiệp kịp thời dị vật được lấy ra ngoài an toàn. Mặc dù dị vật là đồng xu tương đối to, khó di chuyển xuống ruột nhưng nếu để lâu ngày sẽ gây các rối loạn cho hệ tiêu hóa như đầy chướng, đau bụng, nôn.

Qua đây các bác sĩ khuyến cáo: Gia đình có con nhỏ cần lưu ý đến các vật nhỏ như: đồng xu, cục pin, kim, tăm, cúc áo... cần phải để xa tầm tay của trẻ. Cần kiểm tra kĩ lưỡng đồ ăn của trẻ như cá, gà…để đảm bảo không còn xương trong đồ ăn của trẻ.

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật đường tiêu hóa, nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và có hướng xử trí phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cap-cuu-benh-nhi-19-thang-tuoi-nuot-phai-dong-tien-xu-20220609103205905.chn)

Tin cùng nội dung

  • MangYTe - Trong lúc người nhà cho ăn cháo cá, bé B. bị ho sặc sụa, sau đó người tím tái và thở khó, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đã điều trị tại một bệnh viện nhưng cụ ông cứ liên tục khó thở và ho. Khi gia đình đưa đi kiểm tra tại một nơi khác, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có 2 dị vật nguy hiểm ở phổi.
  • (MangYTe) - Chiều ngày 25/12/2019, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quận 11 tiếp nhận bệnh nhân nữ 41 tuổi vào viện trong tình trạng đau tức ngực sau xương ức do nuốt phải vỏ Thuốc còn nguyên vỏ.
  • Tôi bị hóc xương gà, đã lấy ra được, nhưng sao 5 ngày rồi mà vẫn thấy cổ họng vướng, khó nuốt.
  • Nuốt phải dị vật! Thường đi qua hệ tiêu hóa an toàn. Nhưng một số dị vật có thể mắc trong thực quản...Nếu dị vật trong thực quản, cần phải gỡ bỏ, đặc biệt là chỉ, pin...
  • Thông tin từ Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết, các bác sĩ vừa tiếp nhận và xử trí trường hợp một bé trai 8 tuổi nuốt phải một mảnh đồ chơi lego. Mảnh đồ chơi rơi vào tận phế quản của bé, các bác sĩ phải tiến hành nội soi phế quản và gắp ra được một mảnh lego có kích thước 1x2cm.
  • Tôi bị hóc xương gà, đã lấy ra được, nhưng sao 5 ngày rồi mà vẫn thấy cổ họng vướng, khó nuốt.
  • Tôi bị hóc xương gà, đã lấy ra được, nhưng sau 5 ngày vẫn thấy cổ họng vướng, khó nuốt. Tôi có cần đi khám bệnh không, thưa bác sĩ?
  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Hóc dị vật thực quản ở nguời già là một “T*i n*n” rất thường gặp ở các khoa tiêu hóa trong bệnh viện. Riêng Khoa tiêu hóa – BV. Nguyễn Tri Phương, TP.HCM, thời gian qua đã tiếp nhận 6 bệnh nhân lớn tuổi bị hóc dị vật thực quản với các nguyên nhân:
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY