Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Cắt khóe móng chân tại nhà, một phụ nữ bị hoại tử nhiễm trùng nặng bàn chân

Lấy khóe móng chân tưởng như rất đơn giản nhẹ nhàng, thế nhưng mới đây một phụ nữ ở TP. Hồ Chí Minh đã phải nhập viện vì chủ quan với một vết xước nhỏ khi tự lấy khóe móng chân. Vết thương nhỏ không được xử trí kịp thời đã khiến bàn chân đỏ, xưng tấy nhiễm trùng giống như bị biến chứng của bệnh tiểu đường (bệnh nhân này không mắc bệnh tiểu đường).

Theo lời kể của bệnh nhân, trong lúc cắt móng chân thì chị bị một vết xước nhẹ, vài ngày sau vết xước sưng tấy nhưng nghĩ là không ảnh hưởng gì nên cũng không can thiệp và để như vậy. khi chân sưng tấy, mưng mủ không thể đi lại được và phải nhập viện thì đã bắt đầu nhiễm trùng.

Theo bs. nguyễn xuân anh, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật bàn tay, vi phẫu tạo hình cho biết, môi trường da xung quanh bàn tay, bàn chân lúc nào cũng có sẵn các vi trùng thường trú và “đăng ký” tạm trú.

Cấu trúc da, móng… của ngón tay, ngón chân rất hoàn hảo để chống lại vi khuẩn xâm nhập. Khi chúng ta làm đẹp cắt móng, hay có thói quen căn, rứt da bị xước vùng khóe móng sẽ gây vết trầy xước, chảy máu… đây chính là cửa ngõ được mở để mời các vi trùng thâm nhập.

Bài chân bị nhiễm trùng vì thói quen lấy da thừa quanh móng chân và cắt khóe móng chân (ảnh bscc)

Cùng với đó là sự chủ quan nghĩ vết thương nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì nên không được quan tâm chăm sóc ngay từ đầu. Đến khi đi ra đường gặp bụi bẩn, nước mưa là môi trường thuận lợi để vi trùng gây bệnh phát triển.

Giai đoạn này bắt đầu sưng, nóng đỏ da quanh vết thương xây xước, tiếp đến là xuất hiện mủ lan rộng ngoán tay hoặc bàn tay bàn chân…dẫn đến nhiễm trùng huyết nặng toàn thân.

BS. Xuân Anh khuyến cáo, không cắt móng, cắt da quá sát gây tổn thương da. Dụng cụ cắt da phải sạch không nên dùng chung bộ cắt móng chung với nhiều người. Nên bỏ thói quen cắt rứt da bị bong tróc, nên dùng đồ cắt móng tay hoặc kéo tỉa da.

    Tưởng bị quai bị nên tự đắp Thu*c lá, bệnh nhân bị hoại tử vùng cổ và ngực

Nếu phát hiện có vết xây xát da thì phải chăm sóc vết thương hàng ngày: dùng nước sát khuẩn, dùng băng gạc vô trùng, giữ khô sạch vết thương đến khi lành. Thông thường vết xước khoảng vài ba ngày sẽ lành.

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng cảnh báo, trong quá trình làm móng như cắt da và lấy khóe, nếu cắt quá ngắn sẽ gây ra tình trạng móng chọc thịt. Đây là hiện tượng cạnh bên bản móng chọc vào tổ chức phần mền ở cuốn móng bên, làm tổn thương tổ chức này gây nên đỏ, sưng và đau.

Khi bị viêm, người bệnh có biểu hiện sưng vùng móng, đau nhức các ngón tay, mất các nếp gấp của da trên móng. Trong đó, áp xe do tụ cầu với biểu hiện da quanh móng sưng, tấy đỏ, có mủ trắng, người bệnh bị sốt phải nhanh chóng được chẩn đoán.

trường hợp này cần can thiệp ngoại khoa, rạch mủ và uống kháng sinh, thậm chí cắt bỏ một phần móng. ngoài ra người làm móng ở các sở không đảm bảo có thể bị viêm móng do virus herpes. đây là loại virus rất dễ lây từ người này sang người khác, trong khi thợ làm móng ít khi từ chối khách hàng, kể cả người đang bị nhiễm trùng móng

Trường hợp bị nhiễm virus herpes khó chẩn đoán hơn song cũng cần phải vệ sinh tại chỗ, uống kháng sinh chống virus. Đặc biệt, chị em còn có thể viêm quanh móng do candida thể cấp (sưng tấy, có mủ) hoặc mãn tính (chỉ hơi sưng, thâm tím, có thể gây biến dạng móng).

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/cat-khoe-mong-chan-tai-nha-mot-phu-nu-bi-hoai-tu-nhiem-trung-nang-ban-chan-20190527145351254.htm)

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Họ là những phụ nữ không may mắn mang trong mình căn bệnh về máu. Máu dường như đã trở thành “cơm ăn” hàng ngày, cuộc sống của họ phụ thuộc vào người hiến máu tình nguyện.
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • “Cái tuổi đuổi xuân đi” là quy luật không ai có thể tránh khỏi. Với người phụ nữ, quá nửa đời vất vả, đến lúc con cái trưởng thành mới được thảnh thơi đôi chút thì lại phải đối mặt với sự lão hóa do tuổi tác.
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY