Có những câu chuyện như câu chuyện sau đây luôn được lưu truyền qua nhiều hình thức. câu chuyện kể rằng: lãnh đạo của một doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực phá sản tìm mọi cách mới gặp được một ông trùm tài chính để xin rót vốn đầu tư cứu doanh nghiệp. sau một hồi trình bày, câu trả lời mà vị lãnh đạo nọ nhận được vẫn là một chữ "không" tròn trĩnh. ở phút cuối, sau khi chào ra về, người lãnh đạo mở lời khen cũng như đưa ra cảm nghĩ cá nhân về một tác phẩm nghệ thuật mà vị tài phiệt nọ trưng bày ở trong phòng. và ông không thể ngờ, câu nói thể hiện sự đồng cảm về nghệ thuật ấy của ông đã khiến vị tài phiệt dành thêm 30 phút để tiếp ông, và cuối cùng đồng ý rót vốn để cứu doanh nghiệp.
Có thể nói, nghệ thuật là cầu nối hữu hiệu của rất nhiều cá nhân với nhau. sự hiểu biết về nghệ thuật ở một góc độc nào đó cũng được coi là thước đo thể hiện vị thế của người sở hữu, bởi phần lớn con người chỉ để tâm đến nghệ thuật khi không còn phải canh cánh nỗi lo về miếng ăn, cái mặc cho bản thân và gia đình…
Và tìm hiểu về nghệ thuật là điều mà nhiều người những mong có điều kiện để thực hiện; tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện theo học các trường lớp chính quy, những khóa dạy tìm hiểu, cảm thụ về nghệ thuật cũng không dễ tìm kiếm. trong điều kiện này, cuốn sách "câu chuyện nghệ thuật" của tác giả e. h. gombrich thực sự là một tác phẩm tuyệt vời dành cho tất cả những ai muốn nâng cao sự hiểu biết về nghệ thuật châu âu kể từ thời cổ đại đến hiện đại – một trong những cái nôi lớn nhất về văn minh nhân loại, luôn duy trì được sự ảnh hưởng trên toàn cầu.
Tác giả cuốn sách "câu chuyện nghệ thuật" e. h. gombrich (30/03/1909 – 03/11/2001) là một nhà sử học nghệ thuật gốc áo và tác giả của nhiều tác phẩm về lịch sử văn hóa, lịch sử nghệ thuật. ngoài tác phẩm nổi tiếng "câu chuyện nghệ thuật", ông còn viết "art and illusion", "meditation on a hobby horse" – được coi là những tác phẩm gối đầu giường của giới nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, và các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác.
E. H. Gombrich từng là giáo sư danh tiếng tại các trường đại học lớn như: Đại học London, Oxford, Cambridge, Harvard và Cornell. Ông cũng nhận nhiều giải thưởng quốc tế (Goethe, Hegel và Erasmus), và được Hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ.
"câu chuyện nghệ thuật" được đánh giá là một trong những tác phẩm nhập môn nghệ thuật thị giác dễ tiếp cận nhất dành cho mọi đối tượng độc giả.
Trong tác phẩm nổi tiếng này, gombrich đã kể cho người đọc câu chuyện về lịch sử nghệ thuật châu âu dựa trên những khảo sát và đánh giá của ông về nhiều lĩnh vực khác nhau như hội họa, điêu khắc, kiến trúc… song hành với những chuyển biến và giao thoa của các nền văn hóa, chính trị, và tôn giáo.
Tuy nhiên, thay vì chỉ đơn thuần liệt kê các yếu tố lịch sử và nghệ thuật, e. h. gombrich tập trung lột tả những thay đổi liên tục trong mục đích nghệ thuật để biến chúng thành dòng chảy chủ đạo cho câu chuyện trong cuốn sách, cũng như chỉ ra sự tương đồng hay đối lập giữa các tác phẩm của mỗi thời đại, từ đó mang đến một cái nhìn bao quát về nghệ thuật châu âu qua từng thời kì.
28 chương sách sau đó đưa người đọc vào một cuộc hành trình khám phá sự phát triển của nghệ thuật châu âu lần lượt qua 5 giai đoạn: cổ đại và trung cổ, phục hưng và kiểu cách, chủ nghĩa baroque và tân cổ điển, thế kỷ 19 và thời đại hiện đại. ở cuối mỗi chương, một hình ảnh minh họa đặc trưng cho giai đoạn sẽ được chọn để nói lên số phận chung và thế giới của người nghệ sĩ trong thời kỳ đó. những hình ảnh này mang đến một bức tranh về bối cảnh thế giới vào thời điểm mà xu hướng nghệ thuật đó trỗi dậy.
Với khoảng 60% dung lượng dành cho ảnh màu minh họạ, cuốn sách "câu chuyện nghệ thuật" do omega & nxb dân trí ấn hành) là bản dịch của tác phẩm được tái bản lần thứ 16, lần tái bản mới nhất tại anh quốc. tác phẩm có sự tương quan thị giác giữa nội dung và hình ảnh, đồng thời được bổ sung các trang gấp mô phỏng nhiều bức họa cùng tác phẩm khổ lớn; phần chú thích cuối sách cũng được cập nhật đầy đủ hơn so với các phiên bản trước đây…
Đặc biệt, 600 trang sách về lịch sử nghệ thuật được kể một cách dễ hiểu, không sử dụng bất kì biệt ngữ hay các ẩn dụ lý thuyết phức tạp, bởi đối tượng độc giả gombrich muốn hướng đến khi viết cuốn sách là các độc giả trẻ vừa bước chân vào thế giới nghệ thuật. độc giả sẽ được tiếp cận với một trật tự dễ hiểu về những nghệ sĩ, những thời kỳ và phong cách (vốn ngập tràn trong các tác phẩm đầy tham vọng), nhằm trang bị cho quá trình tiếp cận các tác phẩm chuyên ngành sau đó dễ dàng hơn.
Cuốn sách vì vậy cũng sẽ giúp những người ngoại đạo thấy được đường hướng phát triển của lịch sử nghệ thuật châu âu, mà không bối rối với vô vàn tiểu tiết.
Lựa chọn khảo sát nghệ thuật từ góc nhìn lịch sử, e. h. gombrich mong muốn giúp độc giả hiểu được ý đồ nghệ thuật mà các bậc thầy muốn nhắm tới. mỗi thế hệ nghệ sĩ, ở mức độ nào đó, đều thực hiện "cuộc cách mạng" chống lại các tiêu chuẩn mà những bậc tiền bối đã đặt ra; mỗi tác phẩm nghệ thuật đều cuốn hút người đương thời không chỉ bằng những điều nó đã đạt được, mà cả bằng những điều nó chưa chạm tới. ham muốn trở nên khác biệt có thể không phải là ham muốn tột bậc nhất ở một nghệ sĩ, nhưng không có nghĩa là không có. và thái độ trân trọng sự khác biệt trong ý đồ của các nghệ sĩ sẽ giúp chúng ta tiếp cận nghệ thuật của quá khứ một cách dễ dàng nhất.
Với cái nhìn chân thực từ góc độ phê bình nghệ thuật cùng cách viết mạch lạc, dễ hiểu và nền tảng kiến thức đa dạng, e. h. gombrich đã tạo nên một cuốn sách phù hợp cho mọi độc giả yêu thích tìm hiểu về nghệ thuật ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Từ khi xuất bản đến nay, "câu chuyện nghệ thuật" luôn được đánh giá là một tác phẩm kinh điển hàng đầu trong danh sách các đầu sách tuyển chọn về nghệ thuật.tác phẩm được in lần đầu năm 1950 và trong 70 năm qua, được dịch ra gần 30 thứ tiếng với hơn tám triệu bản đã được bán ra trên toàn thế giới.
Nhận xét về cuốn sách neil macgregor, giám đốc phòng tranh quốc gia, london (1995) viết: "giống như mọi sử gia nghệ thuật khác cùng thời với mình, cách mà tôi tư duy về hình ảnh, ở một chừng mực nhất định, được định hình bởi ernst gombrich. tôi 15 tuổi khi bắt đầu đọc cuốn "câu chuyện nghệ thuật" và cũng giống như hàng triệu độc giả khác, tôi nhận thấy mình như được trao cho tấm bản đồ của một vùng đất vĩ đại, cùng với đó là sự tự tin để dấn thân vào hành trình khám phá này mà không hề sợ hãi rằng mình sẽ bị choáng ngợp."
Việt Hà (Blogger điểm sách)
Chủ đề liên quan:
câu chuyện châu âu chuyện cuốn sách hiểu biết lớn nhất MINH NHÂN nghệ thuật nhân loại văn minh văn minh nhân loại