Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cẩu tích bổ thận, cường gân cốt

Cẩu tích còn gọi là kim mao cẩu tích, cây lông khỉ, lông cu ly. Theo Đông y, cẩu tích vị khổ, cam, ôn; vào can thận.
cẩu tích còn gọi là kim mao cẩu tích, cây lông khỉ, lông cu ly. Theo Đông y, cẩu tích vị khổ, cam, ôn; vào can thận. Có công năng ôn bổ can thận, cường cân tráng cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp di tinh di niệu, đau mỏi vùng cột sống thắt lưng, yếu mỏi hai chân, đau nhức do phong thấp. Phần lông màu vàng được dùng cầm máu cho các vết thương nhỏ.

cẩu tích dùng làm Thu*c:

Bổ thận khoẻ lưng:

Bài 1: cẩu tích 16g, ngưu tất 12g, thỏ ty tử 12g, sơn thù du 12g, đỗ trọng 12g, thục địa 16g, cao ban long 12g. Cao ban long để riêng; sắc các vị khác lấy nước, hoà cao ban long vào để uống. Dùng trường hợp gan và thận suy nhược, lưng đau buốt, đái vặt không nín được, phụ nữ đới hạ.

Bài 2: cẩu tích 15g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, dây tơ hồng 08g, kim anh tử 08g. Sắc uống trong ngày. Chữa thận hư, sống lưng đau mỏi, đi tiểu luôn luôn, bạch đới, di tinh.

Trừ thấp giảm đau:

Bài 1: cẩu tích 12g, ô đầu chế 12g, tỳ giải 12g, tô mộc 8g. Tán bột làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi. Trị đau các khớp xương do nhiễm gió ẩm hoặc rét ẩm, tứ chi và thân thể đau cứng tê buốt.

Bài 2: cẩu tích 12g, ngưu tất 12g, mộc qua 12g, tang chi 12g, tùng tiết 12g, tần giao 12g, quế chi 12g, đương quy 12g, hổ cốt 12g, thục địa 20g. Sắc với nước hoặc ngâm rượu, uống. Trị khí huyết đều hư, cảm gió ẩm, đau khớp và tứ chi, thân thể đều đau.

Bài 3: cẩu tích 15g, tục đoạn 12g, bổ cốt toái 12g, bạch chỉ 04g, đương quy 10g, xuyên khung 04g. Sắc uống. Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, chân tay yếu mỏi hoặc bại liệt co quắp.

Món ăn - bài Thu*c có cẩu tích

Thịt lợn hầm cẩu tích đỗ trọng hoài sơn: cẩu tích 15g, đỗ trọng 15g, hoài sơn 15g, thịt lợn nạc 200g. cẩu tích, đỗ trọng sắc lấy nước. Đem nước sắc nấu với hoài sơn, thịt lợn thành canh súp, thêm gia vị thích hợp. Ăn trong bữa cơm.

Rượu bổ thận tráng dương: cẩu tích 18g, đỗ trọng 15g, tục đoạn 15g, uy linh tiên 15g, ngưu tất 15g, ngũ gia bì 15g, rượu 1000ml. Ngâm 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần sáng chiều.

Thịt chó hầm cẩu tích: cẩu tích 15g, kim anh tử 15g, câu kỷ tử 15g, thịt chó nạc 300g. Dược liệu gói trong túi vải, thịt thái miếng, thêm nước và gia vị; hầm nhừ. Ăn trong bữa cơm.

Kiêng kỵ: âm hư hoả vượng, thận hư có nhiệt, bí tiểu tiện hoặc nước tiểu vàng đỏ thì không nên dùng đơn Thu*c có cẩu tích.

BS. T

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cau-tich-bo-than-cuong-gan-cot-21598.html)

Chủ đề liên quan:

bổ thận bổ thận tráng dương

Tin cùng nội dung

  • Từ cách đây hàng trăm năm, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã có những quan điểm độc đáo về bệnh nam khoa
  • Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu. Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị mặn ngọt, tính bình, vào can thận...
  • Theo Đông y, thận vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu T*nh d*c, di mộng tinh, xương khớp đau mỏi, tai ù, mồ hôi trộm, lão suy...
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, vào can, thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt nên thường dùng làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt,
  • Đàn ông được mệnh danh là phái mạnh, nên luôn muốn mình dũng mãnh ở mọi nơi. Nhưng tạo hóa và bệnh tật đâu phải lúc nào cũng chiều lòng người.
  • Bong bóng cá còn gọi là phiêu giao, hoa giao, là bong bóng lấy từ trong ruột cá ra phơi khô. Món ăn này được cho là một trong “bát trân” (8 món ăn quý) có công hiệu bổ âm,
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY