Hô hấp hôm nay

Cấy chỉ trị hen suyễn, bệnh nhân bị nhiễm trùng

Hơn 10 ngày sau khi đến phòng chữa trị y học cổ truyền tư nhân cấy chỉ chữa hen suyễn, bệnh nhân 37 tuổi ở Kiên Giang phải vào Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM để nhờ lấy chỉ ra vì nhiễm trùng.

Nhập viện ngày 8/9, bệnh nhân cho hay bà đến phòng mạch tư của một bác sĩ đông y để cấy chỉ (loại chỉ tự tiêu dùng trong phẫu thuật) lên các huyệt nhằm trị suyễn.

"Hơn 10 ngày sau, các vết cấy sưng lên, có mủ và gây đau nhức, tôi lo quá không dám trở lại phòng mạch tư này để điều trị nữa mà vào thẳng bệnh viện", bệnh nhân nói.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định nhiều vết cấy chỉ cấy vào huyệt đạo đã bị sưng viêm do nhiễm trùng. Bệnh nhân được tháo chỉ và cho uống Thu*c chống nhiễm trùng rồi xuất viện.

Bác sĩ Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền TP HCM, cho biết cấy chỉ trị hen suyễn là một phương pháp điều trị đã được ngành y học cổ truyền áp dụng từ thập niên 70-80 của thế kỷ trước.

"Chỉ tiêu hoặc chế phẩm sẽ được cấy vào các huyệt để kích thích thần kinh nhằm ngăn cơn suyễn. Tuy nhiên ngày nay phương pháp này ít được sử dụng mà thay bằng cách dùng Thu*c", bác sĩ Sơn nói.

Riêng vấn đề bị nhiễm trùng vết cấy như bệnh nhân trên, theo ông Sơn không phải do phương pháp mà vì kỹ thuật và các dụng cụ thực hiện có vô trùng hay không. Ngoài ra cũng có thể do người bệnh không chăm sóc vết cấy đúng theo hướng dẫn.

Tai biến trong cấy chỉ trị suyễn theo các bác sĩ y học cổ truyền thường rất ít xảy ra, song cần phải thủ thuật đúng. Đặc biệt nên tránh đâm kim quá sâu ở các huyệt ở thành ngực.

Cao Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/cay-chi-tri-hen-suyen-benh-nhan-bi-nhiem-trung-2277104.html)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY