Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cây dứa dại tác dụng giải độc, chống viêm

Cây dứa dại còn gọi là dứa biển, dứa núi, dứa gai, dã ba la, sơn ba la, lộ đầu từ..., tên khoa học Pandanus tectorius Sol. Rễ, lá, hoa, quả của cây dứa dại đều có nhiều công dụng như thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, làm sáng mắt, chữa mất ngủ...

Cây dứa dại còn gọi là dứa biển, dứa núi, dứa gai, dã ba la, sơn ba la, lộ đầu từ..., tên khoa học Pandanus tectorius Sol.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, dứa dại là cây Thu*c rất quý, hầu như có thể sử dụng tất cả bộ phận từ rễ, lá đến hoa, quả. Người ta thu hoạch rễ cây dứa dại khi nó còn non, rủ xuống nhưng chưa bám vào đất, sau đó rửa sạch, thái lát sấy hoặc phơi khô để dùng dần. Phần màu trắng của cuống lá khi còn non có thể ăn. Quả của cây dứa dại thái mỏng phơi khô.

"Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được những thành phần hóa học có trong cây dứa dại. Tuy nhiên, hoa dứa dại chứa rất nhiều tinh dầu benzyl, có thể chưng cất hạt phấn hoa và lá để lấy hương liệu hay làm dầu thơm", lương y Sáng cho biết.

Công dụng nổi bật nhất của quả dứa dại là chữa lành vết thương, chống giảm thị lực và viêm tinh hoàn. Theo cuốn Lĩnh Nam Thái Dược Lục, đọt non của cây dứa dại, rửa sạch và giã nát để đắp vào vùng có vết thương, tác dụng hút mủ ra khỏi vết thương và giúp lành nhanh vết viêm loét. Rễ cây giã nát đắp vào vết thương có tác dụng lành vết thương, chống viêm nhiễm. Rễ dứa dại cũng có thể sắc cùng hạt chuối hột và kim tiền thảo, uống 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 100-150 ml, trước bữa ăn, để chữa sỏi thận, viêm tiết niệu.

Trong sách Cương Mục Thập Di cũng giới thiệu bài Thu*c chữa triệu chứng thị lực giảm, nhìn không rõ, bằng quả dứa dại. Cách làm là thái lát mỏng quả dứa dại ngâm mật ong, ăn mỗi ngày một quả, liệu trình một tháng.

Để chữa viêm tinh hoàn, bài Thu*c là hạt quả dứa dại 60 g nấu cùng lá quất hồng bì 30 g, lấy nước rửa hàng ngày.

Theo lương y Sáng, tác dụng khác trong rễ, lá, hoa, quả dứa dại là giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc. Rễ dứa dại tính mát, vị ngọt, có công dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, chữa cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương. Rễ dứa dại sao thơm sắc uống 2 lần một ngày còn chữa mất ngủ.

Lá dứa dại non có vị ngọt, tính hàn, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ, được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng... Phần đọt non của lá cây dứa dại có vị ngọt và tính lạnh, có thể giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Sắc phần đọt non dứa cùng búp tre để uống giúp thanh tâm giải nhiệt.

Hoa dứa dại tính hàn, vị ngọt, dùng để chữa sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo. Quả dứa dại tính bình, vị ngọt thường được sử dụng để bổ tỳ vị, ích nguyên khí, điều hòa âm dương, làm mạnh trí thần, ích huyết, giải ngộ độc rượu, nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, tiêu đờm...

Lương y Sáng lưu ý, nếu không có hướng dẫn của thầy Thu*c thì không nên sử dụng cây dứa dại. Lý do là lớp phấn trắng ở lá có chứa độc tố, nếu không được bào chế đúng cách mà vẫn sử dụng trong một thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, viêm thận.

Thúy Quỳnh (VnExpress)

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-dua-dai-tac-dung-giai-doc-chong-viem)

Tin cùng nội dung

  • Trước thông tin cho rằng cây nở ngày đất có thể trị được một số bệnh trong đó có bệnh tiểu đường, bệnh gout…
  • Những tác dụng của sừng tê giác được gán ghép, nhân nhiều lên, thổi phồng để trở thành huyền thoại chữa được “bá bệnh”
  • Dấp cá là cây gia vị được nhiều người yêu thích. Rau dấp cá có mùi vị hơi tanh, có tác dụng tiêu ung thũng, lợi tiểu, chống viêm, được coi như một kháng sinh thực vật.
  • Nước đá hay đá lạnh không có tác dụng sát khuẩn. Bởi với mức dao động giữa đá lạnh và vết thương chưa đủ lâu để tiêu diệt vi khuẩn.
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY