Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Chua ngút hoa trắng, Chua méo, Thùn mùn, Rè bụi - Embeliaeta (L.) Mez

Theo y học cổ truyền, dược liệu Chua ngút hoa trắng Rễ, lá có vị chua và se, tính bình, làm tan máu ứ, giảm đau, tiêu viêm, cầm ỉa chảy. Quả có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, cường tráng. Thường dùng rễ chữa: Lỵ, viêm ruột, tiêu hoá kém; Ðau họng, chấn thương bầm giập. Quả dùng chữa: Hoại huyết, thiếu vitamin C, thiếu máu, nôn ra máu; Trướng bụng, ợ chua, ăn uống không tiêu;Trị giun sán.

1.Hình ảnh cây Chua ngút hoa trắng

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Chua ngút hoa trắng

Chua ngút hoa trắng, Chua méo, Thùn mùn, Rè bụi - Embeliaeta (L.) Mez, thuộc họ Ðơn nem - Myrsinaceae.

Mô tả: Cây bụi rụng lá, mọc trườn, cao 1-2m, thân cứng nâu tím, mọc vươn dài. Cành non mềm màu tía. Lá mọc so le phiến lá bầu dục xoan ngược, dài 4-9cm, chóp tù tròn so le mũi, gân phụ rất mảnh và nhiều. Hoa trắng, nhỏ xếp 3-8 cái gần như dạng tán trên các nhánh. Quả gần hình cầu 6mm mũi lồi ở đầu màu đỏ, có vỏ quả rất mỏng, chứa 1 hạt.

Ra hoa tháng 2-4, có quả tháng 5-7.

Bộ phận dùng: Rễ, lá và quả chín - Radix Folium et Embeliae Laetae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Việt Nam nước ta, cây mọc hoang trong rừng núi thấp và trung bộ tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội, Hoà Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Kontum.

Thành phần hoá học: Quả chứa embelin.

Tính vị, tác dụng: Rễ, lá có vị chua và se, tính bình, làm tan máu ứ, giảm đau, tiêu viêm, cầm ỉa chảy. Quả có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, cường tráng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng rễ chữa: 1. Lỵ, viêm ruột, tiêu hoá kém; 2. Ðau họng, chấn thương bầm giập. Quả dùng chữa: 1. Hoại huyết, thiếu vitamin C, thiếu máu, nôn ra máu; 2. Trướng bụng, ợ chua, ăn uống không tiêu; 3. Trị giun sán.

Cách dùng: Dùng rễ 15-30g, quả 10-15g, dạng Thu*c sắc. Dùng lá làm Thu*c đắp trị chấn thương bầm giập, lở ngứa, eczema, rắn cắn.

Ðơn Thu*c:

1. Trị sán, dùng quả Chua ngút tán bột, trộn với mật, uống vào sáng sớm lúc đói, mỗi ngày 5g.

2. Rắn cắn: Lá Chua ngút nhai nuốt nước, lấy bã đắp.

3. Nôn ra máu, đau dạ dày ruột: Quả 8-16g sắc uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-chua-ngut-hoa-trang-chua-meo-thun-mun-re-bui-embeliaeta-l-mez)

Tin cùng nội dung

  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Tôi đi khám thì được biết bị nôn ra máu do rách thực quản. Xin bác sĩ nói rõ về bệnh này, nguyên nhân do đâu và cách phòng chữa.
  • Gần đây em có triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, bụng đau âm ỉ, căng trướng. Em đi khám, BS chẩn đoán bị viêm ruột cấp nhưng uống Thuốc không thấy thay đổi...
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Nôn ra máu là triệu chứng thường do bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, bao gồm: thực quản, dạ dày, và đoạn đầu ruột non (hành tá tràng). Nôn ra máu thường co chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng
  • Viêm ruột thừa là tình trạng viêm xảy ra tại ruột thừa, một túi nhỏ như ngón tay nhô ra từ phần đầu của ruột già. Dấu hiệu điển hình của viêm ruột thừa là cơn đau âm ỉ xung quanh rốn sau đó di chuyển về phía dưới, bên phải của vùng bụng. Đây là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị kịp thời, thường là bằng phẫu thuật.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY