Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cóc mẩn, Đa châu nằm - Polycarpon prostratum (Forssk.) Asch. et Schw. (P. indicum (Retz.) Merr.)

Theo y học cổ truyền, dược liệu Cóc mẩn Lá sao lên hãm uống trị ho, nhất là khi cơn ho tiếp theo sau cơn sốt, như trong bệnh sởi. Cả cây giã đắp vết bỏng, sưng tấy và rắn cắn.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Cóc mẩn

Cóc mẩn, Đa châu nằm - Polycarpon prostratum (Forssk.) Asch. et Schw. (P. indicum (Retz.) Merr.), thuộc họ Cẩm chướng - Caryophyllaceae.

Mô tả: Cây thảo có rễ cái to, có nhiều nhánh ở ngọn. Lá mọc đối, phiến hình trái xoan ngược, xanh, không lông, dài 7-15mm, rộng 2-5mm, gần nhẵn, có 1 gân. Cụm hoa phiến nhiều nhánh rễ đôi, có lá, các nhánh trên sít nhau thành chùm ngắn. Hoa nhỏ, xanh, hay tím khía trắng; 5 cánh hoa trắng hẹp; 5 nhị; vòi nhụy chẻ ba. Quả nang hình trứng, nhọn. Hoa nhiều hình trụ, có khía mạng, dài 0,7mm.

Bộ phận dùng: Toàn cây và lá - Herba et Folium Polycarpi Prostrati.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ðông Dương và Ấn Ðộ mọc hoang ở rẫy ruộng nơi đất có cát, vùng bình nguyên từ Hà Bắc tới Cần Thơ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá sao lên hãm uống trị ho, nhất là khi cơn ho tiếp theo sau cơn sốt, như trong bệnh sởi. Cả cây giã đắp vết bỏng, sưng tấy và rắn cắn.

Hình ảnh cây Cóc mẩn

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-coc-man-da-chau-nam-polycarpon-prostratum-forssk-asch-et-schw-p-indicum-retz-merr)

Tin cùng nội dung

  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY