Cứt quạ, Dây cứt quạ, Quạ quạ, Khổ qua rừng - Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz, thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae.
Mô tả: Cây thảo mảnh, mọc bò, phân nhánh nhiều, dài 1-2m . Lá hình 5 cạnh, dạng tim ở gốc, mép lượn sóng thành răng, dài 4-6cm, rộng 3-5cm, có khi với 3 thuỳ ngắn hình tam giác, có lông hơi ráp; cuống lá có lông rậm dài 3-4cm, tua cuốn đơn. Cụm hoa đực từng đôi ở mỗi nách lá, cái thì chỉ có 1 hoa, cái kia 3-8 hoa có cuống; hoa cái đơn độc. Quả đỏ, dạng bầu dục, thon hẹp ở gốc, có mũi, với 10 cạnh, dài 5cm , rộng 2,5-3cm. Hạt nhiều, màu nâu, hình bầu dục.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ-Malaixia, mọc ở những nơi đất hoang, ở bãi trống và trong rừng thứ sinh, nhất là ở những chỗ nơi mới đốt rẫy, san bằng, cuốc xới từ Lạng Sơn cho tới Phú Quốc, từ vùng thấp cho tới vùng cao 1.000m. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm; thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng: Cứt quạ có vị đắng, tính lạnh, không độc; có tác dụng trừ nhiệt, giải khát, tiêu độc, thoái ban, trừ phiền, bài nùng, trừ đờm, cắt cơn ho.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân dùng cành lá làm rau luộc ăn hay nấu canh. Lá cũng làm mồi câu cá mè Vinh. Tại Minh Hải, người ta chế ra Thu*c trấn ban cho phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ. Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây phối hợp với những vị Thu*c khác chế Thu*c cho phụ nữ sinh đẻ uống. Rễ giã nát phối hợp với nước ấm dùng xoa xát vào người khi đau mình mẩy và teo chân tay. Quả độc nhưng có thể dùng ăn khi còn non. Nước sắc lá dùng làm Thu*c giải độc khi trúng độc và dùng phòng trị uốn ván sau khi bị sẩy thai. Dịch ép của lá dùng chữa viêm mắt. Nước sắc toàn cây dùng uống có tác dụng trừ đờm và cắt cơn ho trong bệnh về phổi. Ở Lào, người ta dùng lá để duốc cá.
Ghi chú: Có một thứ cùng loài là: Cứt quạ lá khía - Gymnopetalum cochinchinese (Lour.) Kurz var. incisaGagnep., cũng được dùng như loài cây trên làm Thu*c trấn ban cho phụ mới sinh con. Loài Cứt quạ lá nguyên - Gymnopetalum integrifolium (Roxb.) Kurz, có lá dùng làm rau ăn nấu canh.