Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Dưa dại, Hoa bát, Dây củ mì, Cầu qua dị diệp - Solena amplexicaulis (Lam.) Gandhi (S. heterophylla Lour., Melothria heterophylla Lour.) Cogn.)

Theo Đông Y, Dưa dại có vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tiêu sưng. Rễ thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, tán kết ứ. Thường được dùng chữa: Đau họng, sưng yết hầu, viêm tuyến mang tai; Viêm kết mạc cấp; Viêm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn; Sốt thấp khớp; Luput ban đỏ.

1.Cây Dưa dại, Hoa bát, Dây củ mì, Cầu qua dị diệp - Solena amplexicaulis (Lam.) Gandhi (S. heterophylla Lour., Melothria heterophylla Lour.) Cogn.), thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Dưa dại

Mô tả: Cây leo sống nhiều năm, nhẵn hay gần như nhẵn. Lá rất đa dạng, hình mũi tên ở gốc, hơi nhọn mũi, có mũi nhọn ngắn đó đây trên mép lá; lá dài 9cm; cuống lá khoảng 1cm; tua cuốn dài, đơn. Hoa đực ở nách lá, gần như không cuống, thành ngù hay tán; hoa cái đơn độc. Quả đỏ, thuôn, dài 4-5cm, dày 20-25mm, gần như có góc. Hạt nhiều, gần hình cầu, ít dẹp, có bề mặt nhẵn, dài 6mm. Cây có nhiều dạng khác nhau.

Bộ phận dùng: Rễ củ và toàn cây - Radix et Herba Solenae Amplexicaulis.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ-Malaixia, mọc phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái thân và lá vào mùa hè, đào rễ vào mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Dưa dại có vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tiêu sưng. Rễ thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, tán kết ứ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường được dùng chữa:

1. Đau họng, sưng yết hầu, viêm tuyến mang tai;

2. Viêm kết mạc cấp;

3. Viêm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn;

4. Sốt thấp khớp;

5. Luput ban đỏ. Liều dùng 15-30g, dạng Thu*c sắc.

Dùng ngoài, trị viêm mủ da, eczema, bỏng, rắn cắn. Dùng cây, lá hay củ tươi giã đắp tại chỗ, hoặc phơi khô tán bột rắc.

Người ta dùng củ rễ Dưa dại thay vì Thiên hoa phấn. Củ và lá còn dùng làm Thu*c, chữa ho, phù thũng, vàng da.

Ở Ấn Độ, dịch rễ phối hợp với nghệ và đường trong sữa nguội làm Thu*c trị di tinh.

Đơn Thu*c:

1. Đau họng, viêm đường tiết niệu, bỏng; Củ dưa dại rửa sạch, phơi khô nghiền thành bột, dùng 3-6g, ngày uống 2-3 lần. Hoặc thêm nước trộn, đắp ngoài, ngày 1-2 lần.

2. Rắn cắn, viêm mủ da, eczema: Củ dưa dại 15g sắc uống. Giã lá tươi đắp hoặc nấu nước rửa.

3. Đau bụng ỉa chảy: Rễ củ Dưa dại sắc hay tán bột uống, có thể nhai nuốt nước.

3.Hình ảnh nhận biết cây Dưa dại

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-dua-dai-hoa-bat-day-cu-mi-cau-qua-di-diep-solena-amplexicaulis-lam-gandhi-s-heterophylla-lour-melothria-heterophylla-lour-cogn)

Tin cùng nội dung

  • Vào dịp cuối năm, bệnh nhi bị bỏng lại tăng lên do người lớn bận rộn chuẩn bị đón Tết nên lơ là việc trông nom trẻ.
  • Em rất lo lắng vì bị tiểu buốt kéo dài, uống Thu*c nhiều lần mà không khỏi, BS ơi!
  • Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị Cách sơ cứu bỏng hoá chất.
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY